Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

(3.68) - 35 đánh giá

Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho đến khi các triệu chứng phát triển. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh thời gian ủ bệnh lậu cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Thời gian ủ bệnh lậu

Khi bắt đầu nhiễm bệnh lậu, các vi khuẩn lậu phát triển rất nhanh. Theo đó, thời gian ủ bệnh cũng rất nhanh, khoảng từ 3-5 ngày và chậm nhất là 2-10 ngày.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh và độ mạnh – yếu của vi khuẩn. Nếu cơ thể bạn có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và ngược lại.

Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn có thể tấn công đến các cơ quan khác như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng và cổ họng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu:

  • Giai đoạn đầu: Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào niệu đạo, sau 36 tiếng sẽ tấn công mạnh vào bên trong cơ thể và bắt đầu phát triển.
  • Giai đoạn hai: Là lúc vi khuẩn bệnh lậu bắt đầu phát triển.
  • Giai đoạn 3: xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Triệu chứng bệnh lậu trong thời gian ủ bệnh

Ở nữ giới

Nữ giới trong thời gian ủ bệnh lậu rất khó nhận biết, vì những dấu hiệu của bệnh không rõ như ở nam giới. Nếu có triệu chứng, họ thường cảm thấy tiểu rát, tiểu buốt và khó chịu đi kèm.

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thứ hai ở nữ giới (sau chlamydia). Phần lớn phụ nữ không có triệu chứng rõ ràng và có thể bị truyền bệnh dễ dàng mà không biết. Sau một lần tiếp xúc với một người đàn ông bị nhiễm bệnh, phụ nữ có 50% nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Ở nam giới

Bệnh lậu phổ biến đối với nữ hơn nam. Khoảng 10% nam giới mắc bệnh lậu không hề có triệu chứng nào. Nguy cơ nhiễm trùng sau khi quan hệ tình dục với một phụ nữ bị nhiễm bệnh là khoảng 20% đối với nam giới.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn cấp tính

Bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ngứa, khó chịu ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó chuyển dần sang đục rồi thành mủ có màu vàng đục. Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác tiểu gắt, tiểu buốt, nóng rát, đau, mủ chảy ngày càng nhiều, nếu nặng hơn có thể tiểu ra máu. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi và đau nhức.

Giai đoạn mạn tính

Nếu không được điều trị hay điều trị không hiệu quả ở giai đoạn cấp tính, bệnh lậu ở nam giới sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong giai đoạn này, các triệu chứng trên sẽ mất dần, chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục vào buổi sáng, và tăng lên khi bệnh nhân lao động nặng, thức khuya hay uống rượu bia. Nam giới bị lậu mạn tính sẽ có nguy cơ gặp biến chứng vô sinh cao hơn.

Ở trẻ em

Vì bệnh lậu là một bệnh mắc phải trong tình dục nên nó hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh lậu sẽ mắc bệnh viêm kết mạc có mủ (ophthalmia neonatorum), đây là bệnh nhiễm trùng màng lót trên bề mặt của mắt và mí mắt. Khi sinh ra, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé sẽ bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Nếu điều trị kém hoặc không điều trị, trẻ có khả năng bị mù vĩnh viễn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh có nguy cơ mù lòa cao khi mẹ bầu mắc bệnh lậu

Cách điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh là chính. Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn mắc bệnh vì khả năng kháng kháng sinh phụ thuộc vào từng khu vực.

Phương pháp điều trị điển hình nhất là tiêm bắp 250mg ceftriaxone. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được dùng thêm 1g azithromycin hoặc 100mg doxycycline đường uống trong 10 ngày.

Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn thì cần điều trị lâu hơn hoặc điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch. Sau khi quá trình điều trị kết thúc, bạn sẽ thường xuyên được kiểm tra lại để đảm bảo bệnh đã khỏi hoàn toàn. Quan hệ tình dục cũng nên tránh cho đến khi xét nghiệm chứng minh vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hết.

Các biện pháp chung để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng bệnh lậu bao gồm:

  • Luôn sử dụng bao cao su, đây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh lậu
  • Không nên quan hệ tình dục bữa bãi và quan hệ với những người không quen biết
  • Hạn chế quan hệ. Càng ít quan hệ tình dục, bạn càng ít bị nhiễm bệnh
  • Yêu cầu bạn tình đi kiểm tra xét nghiệm bệnh lậu

Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm bệnh, hãy đến gặp bác sĩ và điều trị sớm để ngăn các biến chứng xấu hơn xảy ra cho bản thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn cần biết gì khi cho con ăn đậu hũ?

(83)
Đậu hũ là thành phần sữa đông từ đậu nành. Đậu hũ là đậu nành đã được lên men và loại thực phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm ... [xem thêm]

Thâm mụn: Nguyên nhân và giải pháp

(72)
Cuộc chiến tiêu diệt mụn trứng cá, mụn viêm thực sự rất cam go và dọn dẹp tàn dư của chúng – những vết thâm mụn cũng là một cơn ác mộng với nhiều ... [xem thêm]

Thiếu hụt testosterone có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới lớn tuổi?

(60)
Thiếu hụt testosterone là tình trạng mức testosterone trong máu ở nam giới thấp hơn bình thường. Ở nam giới lớn tuổi (những người trên 40 tuổi), tình trạng ... [xem thêm]

Bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh cho người cao tuổi

(33)
Mắt sẽ bước vào giai đoạn lão hóa từ sau 40 tuổi, do đó các bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh cho người cao tuổi sẽ giúp bạn bảo vệ thị lực ngay từ ... [xem thêm]

Các biện pháp chữa trị bệnh khô mắt (Phần 1)

(71)
Hội chứng mắt khô hoặc bệnh khô mắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra khi mắt bạn không tạo ra đủ nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh. Điều ... [xem thêm]

Điều trị cơn hen suyễn với những thành phần có sẵn trong bếp

(34)
Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng ... [xem thêm]

Cách ngăn ngừa táo bón hữu hiệu ở con trẻ

(43)
Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu ... [xem thêm]

Can thiệp chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh sớm để đề phòng nhiều biến chứng

(80)
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi trẻ phải trải qua một cuộc vượt cạn đầy khó khăn hoặc tư thế của bé trong bụng mẹ không đúng. Tình trạng này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN