Bà bầu nên làm gì khi bị quầng thâm dưới mắt?

(4.05) - 75 đánh giá

Bị quầng thâm dưới mắt là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng hiện tượng này có thể gây mất thẩm mỹ, khiến bà bầu thiếu tự tin.

40 tuần mang thai là thời gian mà mẹ bầu trải qua rất nhiều cảm xúc, từ hồi hộp, lo lắng, cho đến vui mừng, hạnh phúc. Bên cạnh những thay đổi thất thường về tâm trạng thì diện mạo của mẹ bầu cũng sẽ có những biến động lớn. Sự xuất hiện của quầng thâm dưới mắt là một trong những điều khiến bà bầu cảm thấy tự ti về nhan sắc của bản thân. Hiểu được nỗi lo này của phần lớn các bà bầu, Chúng tôi mách bạn một số bí quyết giúp thoát khỏi tình trạng thâm quầng mắt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị quầng thâm dưới mắt

Vùng da mắt cực kỳ mỏng và nhạy cảm, phía dưới lớp da này là một hệ thống mạch máu dày đặc. Nếu việc lưu thông máu trong các mạch máu này diễn ra tốt, vùng da mắt sẽ khỏe khoắn. Nhưng ngược lại, việc máu lưu thông không tốt trong các mạch này sẽ làm thiếu oxy và khiến sắc tố da ở vùng này bị biến đổi, chuyển sang màu sậm hơn. Thế nhưng, chúng ta thường không biết tại sao quá trình lưu thông máu trong các mạch máu ở vùng da mắt của phụ nữ mang thai lại diễn ra không tốt? Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

  • Giãn nở mạch máu do thay đổi hormone: Mang thai là giai đoạn mà cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Sự thay đổi này tác động lên các mạch máu khiến chúng giãn ra. Kết quả là máu sẽ lưu thông qua vùng da này nhiều hơn và tích tụ lại tạo thành màu đỏ sẫm biểu thị qua da dưới dấu hiệu thâm quầng.
  • Thiếu vận động: Bà bầu ít tập thể dục hay vận động thể chất sẽ làm giảm quá trình tổng hợp oxy, từ đó máu sẽ nhận được ít oxy hơn so với bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho màu sắc của vùng da dưới mắt chuyển sang màu đen hơi xanh.
  • Thiếu ngủ: Đây là nguyên nhân gây thâm quầng mắt phổ biến ở nhiều người, dù bạn có mang thai hay không. Tình trạng thiếu ngủ khiến da không đủ thời gian để phục hồi và tái tạo, từ đó sản sinh ra các quầng thâm dưới mắt. Đối với bà bầu, tình trạng mất ngủ là chuyện xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là khoảng thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu khó có thể có được giấc ngủ trọn vẹn.
  • Bị viêm ở một khu vực nào đó: Khi một khu vực nào đó của cơ thể bị viêm, lượng máu lưu thông sẽ giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến các mạch máu ở vùng da dưới, gây ra hiện tượng thâm quầng.
  • Phù nề: Phù nề là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến ở bà bầu. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến bà bầu bị thâm quầng mắt mà là tiền đề gây ra viêm nhiễm cho cơ thể và hệ lụy là mẹ bầu bị quầng thâm ở mắt.
  • Tác động của ánh nắng mặt trời: Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều mà không đội mũ rộng vành, đeo kính râm thì tình trạng thâm mắt là việc sớm muộn sẽ xảy ra.

Bí quyết trị thâm quầng mắt hiệu quả dành cho bà bầu

Dưới đây là một số bí quyết tránh bị quầng thâm dưới mắt hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thử:

  • Hạn chế uống các loại nước ngọt, nước có gas trong thời gian mang thai
  • Thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có các thành phần an toàn với phụ nữ mang thai
  • Thoa tinh dầu hạnh nhân lên vùng da dưới mắt và để qua đêm
  • Chườm túi lạnh hoặc túi trà túi lọc để lạnh, muỗng inox để lạnh… lên vùng dưới mắt
  • Tập yoga, thiền và các bài tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn, giảm căng thẳng
  • Bạn cũng chăm sóc vùng da dưới mắt bằng cách đắp dưa chuột, khoai tây
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy da để loại bỏ quầng thâm vì nó có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm
  • Mang kính râm, đội nón, mũ rộng vành mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Mách mẹ bầu cách làm mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên để hạn chế quầng thâm mắt

Một trong những phương pháp giúp loại bỏ và hạn chế bị quầng thâm dưới mắt rất tốt mà bà bầu có thể lựa chọn là đắp mặt nạ. Đặc biệt, phương pháp này không chỉ hữu ích trong việc loại bỏ quầng thâm mắt mà còn giúp cho làn da của bạn trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn:

1. Mặt nạ nghệ và bột gỗ đàn hương

Mặt nạ dưỡng da làm từ nghệ và bột gỗ đàn hương là sản phẩm tuyệt vời trong việc giảm sạm và phục hồi độ sáng bóng của làn da. Không những vậy, loại mặt nạ này còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Để làm mặt nạ nghệ và bột gỗ đàn hương, bạn hãy:

  • Trộn bột gỗ đàn hương và bột nghệ trong một cái tô
  • Sau khi trộn, thêm một ít mật ong vào hỗn hợp và đánh cho thật đều.

Cách sử dụng:

  • Dùng ngón tay chấm một ít hỗn hợp, thoa lên các vùng da bị thâm. Để từ 15 đến 20 phút cho hỗn hợp khô lại.
  • Sau đó, rửa mặt, mát xa da, lau khô và thoa một ít kem dưỡng ẩm.
  • Thực hiện mỗi ngày để giảm quầng thâm mắt.

2. Mặt nạ đu đủ

Các thành phần có trong đu đủ có tác dụng làm giảm sắc tố trên da. Do đó, mẹ bầu sử dụng đu đủ chín để làm mặt nạ có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Để làm mặt nạ đu đủ, bạn hãy:

  • Cho đu đủ xắt nhỏ vào một cái tô
  • Trộn với một ít mật ong và bột lô hội cho đến khi hỗn hợp mềm mịn.

Cách sử dụng:

  • Dùng tay chấm một ít hỗn hợp và thoa lên mặt, để khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt và lau khô.
  • Thực hiện ba lần một tuần hoặc mỗi ngày để thấy hiệu quả.

3. Mặt nạ dưa chuột

Sự kết hợp giữa dưa chuột và chanh sẽ đem đến cho bạn một bạn làn da căng mịn, sáng bóng và một đôi mắt ngập tràn sức sống. Để làm mặt nạ dưa chuột, bạn hãy:

  • Nghiền một quả dưa chuột và vắt lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt dưa chuột cùng một ít nước cốt chanh và khuấy cho dung dịch hòa quyện vào nhau.

Cách sử dụng:

Lấy một miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang nhúng vào hỗn hợp. Đắp lên mặt và để khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch và lau khô. Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm quầng thâm mắt.

Làm thế nào để tránh bị quầng thâm dưới mắt trong thời gian bầu bí?

Dưới là một số cách giúp hạn chế bị thầm quầng mắt khi mang bầu mà bạn có thể thử:

  • Uống nước thường xuyên để bổ sung đủ nước cho cơ thể và tăng độ ẩm cho da.
  • Dùng khăn lạnh chườm mắt mỗi ngày.
  • Đắp dưa chuột và chanh lên mắt trước khi ngủ.
  • Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.

Khi nào bạn cần đi khám?

Tình trạng quầng thâm mắt xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến giáp hoặc thiếu máu. Nếu quầng thâm có dấu hiệu bị kích thích, vùng da chỗ đó trở nên mềm, đỏ và bắt đầu chảy máu, mẹ bầu cần đi khám ngay.

Thâm quầng mắt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, có chế độ vận động thể chất thường xuyên và uống đủ nước. Nếu làm được điều này, những “quầng thâm mắt” đáng ghét sẽ biến mất một cách nhanh chóng, mẹ bầu sẽ lấy lại được vẻ tươi sáng cho gương mặt.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu

(26)
Tham khảo các bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu giúp bạn có một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ.Ngay trong tam cá ... [xem thêm]

Đây là những lý do trẻ cần ăn 3 bữa chính một ngày

(98)
Ăn 3 bữa chính là tiêu chuẩn bình thường theo quan điểm của các chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, bố mẹ nên có sự phân phối lượng thức ăn khác nhau cho 3 ... [xem thêm]

Nấm hương và 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(39)
Nấm hương là loại nấm phổ biến nhất trên thế giới. Loại nấm này có hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, kháng khuẩn, ... [xem thêm]

7 tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều

(83)
Nếu ăn hạt điều không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của hạt điều là gì khi bạn bổ sung loại ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết về dị tật ống thần kinh ở thai nhi

(50)
Cứ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ gặp nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị tật này chẳng hạn tiền sử bệnh của gia ... [xem thêm]

4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé

(58)
Ngay cả khi rất bận rộn, bạn vẫn có thể nấu những bữa ăn lành mạnh cho con mình bằng cách áp dụng 3 lời khuyên sau:Cho bé ăn các loại thực phẩm tự làm ... [xem thêm]

Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y, hiệu quả đến đâu?

(81)
Không chịu nổi những triệu chứng đau đớn hạ sườn phải, sốt cao hoặc ớn lạnh, nhiều người bệnh sỏi túi mật phải thực hiện phẫu thuật theo chỉ ... [xem thêm]

Nguy hiểm rình rập khi sinh con thuận tự nhiên

(33)
Sinh con thuận tự nhiên hay sinh con tại nhà là một khái niệm y khoa không mới và phương pháp này được áp dụng một cách rất khoa học. Tuy nhiên, nếu áp dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN