Trẻ 1 tuổi phát triển nhận thức như thế nào?

(4.3) - 93 đánh giá

Bố mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 1 tuổi đã nhận thức được đến mức nào? Mỗi trò chơi hay công việc đều là một cách để bé học tập và thu nhận thông tin ở độ tuổi này. Bé đã có khả năng hình dung lại những điều đã học để đưa ra quyết định và tìm ra giải pháp cho những thách thức tương tự. Ngoài ra, bé sẽ bị thu hút với các công tắc, nút nhấn và khoá nắm cửa.

Quá trình bắt chước của trẻ 1 tuổi

Bắt chước là một phần quan trọng trong quá trình học tập của trẻ ở độ tuổi này. Thay vì đơn giản vận dụng các đồ dùng trong nhà, bé sẽ biết sử dụng lược để chải tóc một cách thực sự, trò chuyện với ai đó bằng điện thoại, quay tay lái của xe đồ chơi và đẩy nó qua lại.

Lúc đầu, bé sẽ là người duy nhất tham gia vào các hoạt động này, nhưng dần dần bé sẽ kéo người chơi khác cùng. Bé có thể chải tóc cho búp bê, chơi đồ hàng cùng các người bạn tưởng tượng, bi bô cho bố mẹ nghe khi chỉ vào một cuốn sách tranh hoặc áp điện thoại đồ chơi của bé lên tai bạn.

Bởi vì bắt chước là một phần quan trọng trong quá trình học tập của bé, bố mẹ nên biết rằng các hành vi của mình luôn nằm trong “sự theo dõi” của bé. Điều mà bạn nói hoặc làm có thể được bé thực hiện lại, ngay cả những điều bạn làm khi vui hay khi hoảng hốt. Anh chị lớn cũng là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của bé vì em nhỏ thường làm theo anh chị của mình. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn tận dụng lợi thế của dấu hiệu phát triển tự nhiên này để tập cho bé các thói quen tốt thông qua việc chính bố mẹ và anh chị của bé thực hiện những điều đó.

Nhận thức của trẻ 1 tuổi về sự xa cách

Trẻ 1 tuổi rất giỏi trong trò chơi trốn tìm. Bé có thể ghi nhớ nơi đồ vật được giấu rất lâu sau khi rời khỏi tầm mắt của bé. Bởi vì đã hiểu được quy luật trò chơi, bé dần có khái niệm về sự xa cách. Cũng như việc bé biết một đồ vật được giấu thì luôn ở đâu đó quanh nhà, bé sẽ nhận ra rằng bố mẹ sẽ luôn quay về với bé. Nếu bạn cho bé biết bạn rời khỏi bé để đi làm hay đi chợ, bé sẽ hình dung ra cảnh bạn ở đó và có thể làm cho bé thấy việc xa cách bố mẹ dễ dàng hơn. Nếu bạn gửi bé đến nhà trẻ, bé cũng hiểu là sẽ được bố mẹ đón về sau khi nghe bạn giải thích.

Bố mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ 1 tuổi chủ động học hỏi?

Ở tuổi này, con bạn sẽ giống như một đạo diễn. Bé sẽ “chỉ đạo” vai trò của bố mẹ trong những trò chơi do chính bé bày ra. Đôi khi, bé sẽ nhờ bạn làm cho đồ chơi của mình hoạt động, lúc thì lại tự cố gắng làm mà không cần bạn giúp nữa. Khi biết mình đã làm được gì đó đặc biệt, bé sẽ dừng lại và chờ bạn vỗ tay. Bố mẹ hãy tinh ý để phản ứng với những dấu hiệu này để thể hiện sự khích lệ và khiến bé hứng thú để cố gắng học hỏi.

Đảm bảo an toàn cho trẻ 1 tuổi

Mặc dù bé chỉ mới 1 tuổi, bố mẹ vẫn nên cho con biết rằng bé vẫn còn nhiều thiếu sót. Ở độ tuổi này, bé đã biết cách cư xử trong vài trường hợp. Tuy nhiên, bé sẽ chưa nắm bắt được hậu quả sẽ như thế nào vì vẫn chưa hiểu rõ một việc có thể ảnh hưởng tới những việc khác ra sao.

Ví dụ như, mặc dù biết rằng chiếc xe đồ chơi sẽ lăn xuống dốc nếu bé thả cho nó chạy trên vỉa hè, bé không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu chiếc xe lăn ra giữa đường lớn. Bé biết rằng một cánh cửa có thể mở và đóng nhưng bé không biết cách tránh bị kẹp tay. Ngay cả khi bé đã bị kẹp tay một lần, bố mẹ đừng nên cho rằng bé đã tự rút ra một bài học. Rất có thể bé không liên kết được nguyên nhân vì sao bé bị đau và gần như sẽ không nhớ điều này trong thời gian tới. Vì vậy, bố mẹ luôn phải cảnh giác để giữ an toàn cho bé.

Bố mẹ có thể thấy khó khăn để đánh giá chính xác cô bé/cậu bé 1 tuổi của mình có thể xử lý và không thể xử lý những gì, nhưng bé thì không thấy vậy. Vì thế, hãy cho bé thật nhiều cơ hội vui chơi và hoạt động, tạo cơ hội để bé lựa chọn những thách thức không vượt quá khả năng của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm bí quyết xây dựng độ ăn uống cho trẻ 1 tuổi trên Chúng tôi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu khi mang thai?

(49)
Giảm tiểu cầu khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để đảm bảo số lượng ... [xem thêm]

Ăn nấm có tốt không?

(79)
Nấm là thực phẩm thường dùng trong các món ăn. Một số loại nấm có dược tính nhất định nên nhiều người vẫn thắc mắc là ăn nấm có tốt không?Nấm là ... [xem thêm]

Sự thật bất ngờ về các triệu chứng của bệnh đau lưng

(29)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về hội chứng đau mạn tính

(54)
Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều ... [xem thêm]

Nên cho con ăn ít hay nhiều chất béo?

(95)
Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn ... [xem thêm]

Bong võng mạc do biến chứng bệnh tiểu đường

(78)
Tìm hiểu chungBệnh bong võng mạc là gì?Bong võng mạc là tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra, có thể dẫn đến mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, tùy ... [xem thêm]

Những thực phẩm nào giúp bổ sung vitamin B6 cho cơ thể?

(23)
Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine là một loại vitamin có thể tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất hiệu ... [xem thêm]

Đau khi cực khoái

(29)
Một số người cho biết họ cảm thấy đau đớn trong hoặc sau khi đạt cực khoái hay lên đỉnh với bạn tình. Tình trạng này có tên khoa học là dysorgasmia, có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN