Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?

(3.52) - 30 đánh giá

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác đi ngược lại vào thực quản. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách phòng ngừa dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em được phân thành 2 loại chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Hệ thống tiêu hóa và dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, hơn nữa, dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn.
  • Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Cơ thắt thực quản hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày: Trẻ em thường hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua sữa hay cháo. Những sản phẩm này đều ở dạng mềm lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng.
  • Uống sữa ngoài: Trẻ em sử dụng sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược dạ dày hơn bú sữa mẹ. Do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn.
  • Tư thế cho bé bú: Thông thường trẻ hay được cho bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt là vào lúc ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này, dạ dày sẽ nằm ngang và dễ khiến sữa khi xuống đến dạ dày lại bị trào ngược lên miệng.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản và thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim…

Trào ngược dạ dày ở trẻ em từ lúc sinh đến 2 tuổi thường là do nguyên nhân sinh lý, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Có đến 90% trẻ hết triệu chứng trong 12 – 18 tháng. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi xuất hiện triệu chứng trào ngược, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý đi kèm các dấu hiệu như:

  • Đau phía sau xương ức kèm ợ nóng
  • Tăng cân chậm, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu
  • Ho thường xuyên hoặc tái phát, thở khò khè, khó nuốt
  • Thường xuyên ói, quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không yên

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý thường không kéo dài hay gây ra biến chứng, trẻ vẫn bú, ăn uống, tăng cân bình thường và không quấy khóc khó chịu.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng:

  • Chảy máu thực quản
  • Sưng tấy và nóng rát thực quản
  • Xuất hiện vấn đề hô hấp do axit trào ngược vào khí quản, phổi hoặc mũi
  • Hình thành mô sẹo trong thực quản gây ảnh hưởng việc nuốt thức ăn

Bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nhi khoa nếu các triệu chứng trào ngược xảy ra thường xuyên và gây khó chịu cho trẻ. Đồng thời tránh tự ý mua thuốc vì có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày trẻ em

Trong quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chuẩn bị quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ
  • Cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít và cho ăn thường xuyên
  • Sau khi ăn, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit, cay, caffeine, nhiều chất béo có hại vì những thực phẩm này rất có hại cho sức khỏe dạ dày.
  • Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và để bé nằm duy trì ở tư thế này cả lúc ngủ, hoặc có thể nằm nghiêng bên trái giúp làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.

Trường hợp các triệu chứng trào ngược trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc trị đau dạ dày như:

  • Thuốc kháng thụ thể H2 giúp ngăn chặn tiết axit dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra
  • Thuốc prokinetic được sử dụng để làm tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới giúp làm rỗng dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến trẻ chậm phát triển. Do đó, bạn hãy lưu ý cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa đúng cách và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nếu có triệu chứng bất thường nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 nỗi sợ hãi phổ biến có thể bạn đang mắc phải

(99)
Đối với nhiều người, nỗi sợ hãi có thể là tiếng sủa của một chú chó con, cảm giác lúc máy bay cất cánh, sấm sét vào những đêm giông bão… Liệu có ... [xem thêm]

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

(49)
Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em là hồi chuông cảnh báo bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám. Những di chứng nghiêm trọng như chảy máu ... [xem thêm]

7 bí kíp chọn kem chống nắng cho da dầu

(57)
Việc chọn kem chống nắng cho da dầu cũng như chọn người yêu vậy, phải phù hợp với nhau thì mới hạnh phúc bên nhau dài lâu được. Vậy nên, bạn hãy thuộc ... [xem thêm]

9 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp bạn dễ chịu hơn

(43)
Bạn có thể bị nổi mề đay do dị ứng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn hay thậm chí stress. Cách trị nổi mề đay tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện các triệu ... [xem thêm]

7 cách giảm ngứa khi bị thủy đậu

(24)
Thủy đậu là một bệnh nhiễm siêu vi do virus varicella-zoster gây ra. Triệu chứng của bệnh giống như cúm (mệt mỏi, sốt, nhức đầu, chán ăn…) và đặc biệt ... [xem thêm]

12 cách hết buồn ngủ giúp bạn tỉnh táo cả ngày

(74)
Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, một chiếc giường êm ái và chiếc gối mềm mại bỗng trở thành niềm khao khát mãnh liệt hơn bao giờ hết! Liệu có cách hết ... [xem thêm]

Vóc dáng đẹp hơn chỉ với nhảy dây

(11)
Những trò trẻ con ngày xưa bạn từng chơi là gì? Là trò trốn tìm, tạt lon, bắn bi cùng những bạn chung xóm hay nhảy dây đủ kiểu với nhảy dây đơn, nhảy ... [xem thêm]

Sự thật về quan niệm bà bầu uống nước dừa sinh con da trắng

(86)
Uống nước dừa khi có thai mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, có nhiều quan niệm còn cho rằng bà bầu uống nước dừa sinh con da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN