Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần có chế độ ăn như thế nào?

(3.54) - 55 đánh giá

Một trong những điều cần được quan tâm ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chính là chế độ ăn uống hàng ngày. Khi kiểm soát tốt lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, bạn cũng sẽ kiểm soát tốt nồng độ đường huyết của mình.

Chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích. Bạn vẫn sẽ ăn được nhiều loại thực phẩm. Chế độ ăn tốt nhất cần được cân bằng và phải bao gồm nhiều loại carbohydrate, chất béo và protein lành mạnh.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên lựa chọn carb phức hợp

Carbohydrate hay carb cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, chúng làm gia tăng lượng đường trong máu nhanh hơn chất béo hoặc chất đạm. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều carb là:

  • Trái cây;
  • Sữa và sữa chua;
  • Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống;
  • Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu.

Các loại carb dạng đơn như đường sẽ khiến mức đường huyết của bạn tăng nhanh. Carb phức hợp sẽ tốt hơn cho bạn vì chúng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và chất xơ ổn định, mặc dù cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Carb dạng phức được tìm thấy ở các loại đậu, hạt, rau xanh…

Chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Thông thường, bạn sẽ hấp thụ chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và cây họ đậu. Chúng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn sẽ cảm thấy no lâu và ít thèm ăn hơn. Điều này còn giúp hỗ trợ quá trình giảm cân vì tình trạng tăng cân góp phần thúc đẩy bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm này:

  • Trái cây và rau tươi;
  • Đậu khô, đậu Hà Lan;
  • Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh quy giòn;
  • Gạo lứt;
  • Thực phẩm nguyên cám.

Chất béo

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ bị bệnh tim hơn. Vì vậy, bạn nên giới hạn những chất béo không tốt cho cơ thể như chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa.

Các nguồn chính của chất béo bão hòa là phô mai, thịt bò, sữa và các món bánh nướng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Chọn thịt nạc;
  • Không nên dùng nhiều món chiên. Thay vào đó, bạn có thể nướng, hấp hoặc luộc;
  • Chọn loại sữa ít béo hoặc không có chất béo;
  • Dùng dầu ăn dạng xịt hoặc bơ thực vật giảm cholesterol có stanol hoặc sterol;
  • Chọn dầu thực vật dạng lỏng thay vì mỡ động vật.

Muối

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh những món sau đây:

  • Muối và hạt nêm;
  • Những món đóng hộp từ khoai tây, gạo và mì ống;
  • Thịt hộp;
  • Súp đóng hộp và rau cải muối;
  • Thực phẩm chế biến sẵn;
  • Sốt cà chua, mù tạt, nước sốt salad và nước sốt đóng hộp;
  • Súp đóng hộp, đồ nướng và nước sốt;
  • Các món muối chua;
  • Thịt chế biến sẵn: xúc xích, thịt xông khói và thịt muối;
  • Quả ô liu;
  • Những món ăn vặt mặn;
  • Bột ngọt (mì chính);
  • Nước sốt đậu nành và bít tết.

Giải pháp cho bạn là nên nấu ăn với lượng muối thấp bằng những cách dưới đây:

  • Sử dụng các nguyên liệu tươi và thức ăn, chú ý không cho thêm muối;
  • Đối với các công thức nấu ăn yêu thích, bạn nên sử dụng các thành phần khác và cắt giảm hoặc sử dụng ít muối;
  • Hãy thử thêm nước cam hoặc dứa cho nước sốt thịt;
  • Kiểm tra thành phần natri, muối trên nhãn thực phẩm;
  • Chọn thực phẩm đông lạnh có 600 mg natri hoặc ít hơn. Hạn chế những món khai vị đông lạnh;
  • Sử dụng rau đóng hộp tươi, đông lạnh, không thêm muối. Rửa sạch chúng trước khi dùng;
  • Nếu bạn mua các loại súp đóng hộp, hãy tìm những món có lượng natri hay muối thấp.

Hy vọng với những thông tin mà Chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có chế độ ăn uống thích hợp khi bị bệnh tiểu đường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các bệnh ung thư ở trẻ em thường gặp

(26)
Tuy không thường xảy ra nhưng ung thư ở trẻ em là nỗi ám ảnh không ai muốn nhắc tới. Bạn có biết những loại ung thư nào thường xảy đến với các bệnh ... [xem thêm]

Băng Kinesio: Biện pháp giảm đau cổ hiệu quả

(56)
Đau cổ là tình trạng tương đối phổ biến. Khi bạn không có hứng thú với một số phương pháp điều trị truyền thống, bạn có thể thử điều trị bằng ... [xem thêm]

8 lợi ích của cà chua bạn cần biết

(78)
Các loài cây họ cà luôn là một trong những nguồn giàu dinh dưỡng và lẽ dĩ nhiên, cà chua cũng không ngoại lệ.Không nghi ngờ gì khi nói cà chua là một trong ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả khi bị trầm cảm

(83)
Trầm cảm là trạng thái sa sút tinh thần nghiêm trọng mà bạn có thể gặp phải khi bước vào những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời như chia tay người yêu, ... [xem thêm]

8 dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh

(31)
Bạn cùng người ấy đang có thời gian tìm hiểu về nhau. Thế nhưng, liệu hai bạn có phải là một cặp đôi có mối quan hệ lành mạnh, xây dựng và giúp đỡ ... [xem thêm]

5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết

(64)
Sau khi đón em bé chào đời, các bà mẹ luôn ý thức phải giữ gìn cơ thể hồi phục khỏe mạnh để chăm sóc cho bé thật tốt. Thế nhưng, mặc dù đã cố gắng ... [xem thêm]

Ăn và uống nước ép lựu trong thai kỳ có an toàn không?

(88)
Nếu bạn muốn biết liệu ăn và uống nước ép lựu trong thời kỳ mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như ... [xem thêm]

Mối tương quan giữa đột quỵ và bệnh tiểu đường

(36)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN