Bà bầu bị chảy máu cam có bất thường không?

(3.98) - 39 đánh giá

Chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở về sau. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam, trong khi ở các phụ nữ không mang thai thì tỉ lệ đó là 6%.

Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi khi mang thai là trường hợp rất thường gặp. Cứ 10 thai phụ thì có 2 người bị chảy máu cam. Triệu chứng này tưởng chừng vô hại nhưng đem đến rất nhiều phiền phức cho mẹ bầu trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng này? Hãy đọc bài viết sau của Chúng tôi để giải đắp những thắc mắc trên nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam?

  • Khi mang thai, các hormone thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng. Lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và thai nhi. Các mạch máu ở mũi giãn nở, máu được sản xuất và cung cấp nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch, từ đó dễ có nguy cơ vỡ mạch máu, khiến bà bầu bị chảy máu cam.
  • Đặc biệt, thai phụ dễ dàng bị chảy máu cam khi mắc phải cảm cúm, viêm xoang, dị ứng hoặc màng nhầy bên trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ở trong phòng máy lạnh, ca-bin máy bay hay do môi trường lạnh khô khác.
  • Chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu mũi ở mẹ bầu.
  • Các loại thuốc cũng có thể làm cho mẹ bầu chảy máu cam như aspirin, warfarin, enoxaparin, clopidogrel hoặc các thuốc kháng viêm không chứa steroid. Ngoài ra bạn cũng nên cẩn thận đối với các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và các loại thuốc xịt mũi.

Nếu bạn chảy máu cam nhiều hơn 4 lần trong một tuần thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem bạn có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không. Nếu bạn chảy máu cam từ 2-3 lần trong một tuần thì có thể nguyên nhân là do bạn đang mắc phải một căn bệnh mạn tính nào đó như dị ứng chẳng hạn.

Chảy máu cam có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không?

Tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên nó có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Nghiên cứu cho thấy 10% phụ nữ bị chảy máu mũi khi mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi ở nhóm các phụ nữ không bị chảy máu cam thì tỉ lệ đó là 6%. Tuy vậy, vẫn chưa chắc chắn chuyện chảy máu cam khi mang thai sẽ dẫn đến biến chứng này.

Chảy máu mũi rất hiếm khi làm ảnh hưởng đến cách sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn chảy máu cam nặng và kéo dài đến tận 3 tháng cuối của thai kỳ thì có thể bạn sẽ phải sinh mổ.

Mẹ bầu phải làm sao để cầm máu?

Khi bị chảy máu cam, các mẹ bầu nên ngồi xuống và bịt chặt phía trên cánh mũi rồi thở bằng miệng. Sau đó giữ chặt trong vòng 10-15 phút. Nên cúi người về phía trước, mục đích là để máu còn đọng lại chảy ra khỏi lỗ mũi, ngăn máu chảy ngược lại vào trong họng và dạ dày. Dân gian Việt Nam lại có quan niệm là ngửa đầu về sau để máu chảy ngược vào trong, đây là điều hoàn toàn KHÔNG NÊN làm, vì nếu máu chảy vào họng với lượng nhiều sẽ gây kích thích đường thở rất nguy hiểm. Nếu bà bầu bị chảy máu mũi kèm chóng mặt thì hãy nằm nghiêng qua một bên nhé.

Mẹ bầu nên nhớ canh thời gian chảy máu. Hầu hết các cơn chảy máu mũi sẽ ngưng trong vòng 20 phút, nếu thời gian này kéo dài hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Khi máu đã ngưng chảy, để tránh bị lại thì trong vòng 24 tiếng mẹ bầu KHÔNG nên nằm ngửa, luyện tập hoặc làm những việc nặng. Bạn cũng không nên làm việc nặng hoặc tập thể thao, uống bia rượu hoặc những thức uống nóng vì chúng có thể làm cách mạch máu ở mũi giãn ra.

Nên làm gì để tránh tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi?

♦ Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy ở mũi

♦ Hít thở nhẹ nhàng

♦ Để miệng mở thay vì che đi khi hắt hơi

♦ Hạn chế tiếp xúc môi trường khô, đặc biệt mùa đông hoặc khí hậu khô bằng cách tự tạo không khí ẩm trong nhà

♦ Không nên ngủ trong phòng quá nóng

♦ Nên tránh xa các chất kích ứng như khói thuốc

♦ Dùng sáp hoặc dầu bôi có sẵn tại các nhà thuốc tây để giữ ẩm cho mũi

♦ Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng cũng giúp ngăn ngừa chảy máu cam

♦ Đừng lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây khô lớp nhầy và kích ứng mũi

Khi nào thì bà bầu cần đi bệnh viện?

Nếu bạn đã bịt chặt mũi trong suốt 20 phút mà máu vẫn chưa ngưng chảy, hoặc trường hợp máu chảy rất nhiều và chảy ra từ miệng thì rất khó để tự cầm máu được nên bạn nên đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Các mẹ bầu hãy an tâm vì dù bà bầu bị chảy máu mũi có hơi phiền phức nhưng đây chỉ là tình trạng nhất thời mà thôi và sẽ tự khỏi sau khi sinh con đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh bạch biến do biến chứng bệnh tiểu đường

(55)
Tìm hiểu chungBạch biến là bệnh gì?Bệnh bạch biến là một chứng bệnh thường gặp ở da khiến cho da bị mất màu. Màu da bị mất theo từng mảng, thường ở ... [xem thêm]

7 tác hại của nước tăng lực với trẻ vị thành niên, bố mẹ đã biết?

(86)
Ngoài nước ngọt thì các bạn trẻ ngày nay, nhất là trẻ trong độ tuổi vị thành niên khá ưa dùng nước tăng lực. Theo thống kê, có đến 1/3 thanh thiếu niên ... [xem thêm]

Tiêm kháng thể mới giúp thay đổi cuộc đời của người bị dị ứng với đậu phộng

(30)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

Bí quyết đẩy lùi chứng mất ngủ khi mang thai mà không cần đến thuốc

(16)
Mất ngủ khi mang thai là điều bình thường cũng như khá phổ biến ở các mẹ bầu. Có khoảng 50% bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.Mất ... [xem thêm]

Ý tưởng hay cho buổi tiệc BBQ đầy bổ dưỡng

(89)
Bí quyết để có những món ăn lành mạnh trong những bữa tiệc ngoài trời là gì? Bạn nên thưởng thức một món ngon có chừng mực, sau đó hãy ăn những món đa ... [xem thêm]

Mẹo giúp vợ chồng luôn “cơm lành, canh ngọt”

(100)
Trong cuộc sống hôn nhân, có thể các cặp vợ chồng khó tránh khỏi những tranh cãi. Tuy nhiên, những tranh cãi đó sẽ khiến cho vợ chồng bạn hiểu nhau hơn. Vì ... [xem thêm]

Điểm danh 10 lợi ích của chơi cờ vua với trẻ em

(22)
Những lợi ích của chơi cờ vua đối với sự phát triển trí não của bé đã khiến không ít phụ huynh cảm thấy bất ngờ. Nếu muốn con yêu tăng cường trí ... [xem thêm]

Giúp trẻ bị bệnh tiểu đường không còn sợ xét nghiệm

(90)
Bệnh tiểu đường ở trẻ em là một thử thách đối với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ cũng phải đối mặt với những thử thách không kém khi phải làm quen với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN