12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

(3.69) - 47 đánh giá

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn được xem là kim chỉ nam trong việc giữ gìn sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong khi hàng triệu người trên thế giới đang phải đối chọi với căn bệnh tiểu đường, tại sao bạn không tìm hiểu ngay các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh để phòng ngừa cho chính bản thân mình?

Dưới đây là 12 nhân tố điển hình làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đái tháo đường (Tiểu đường) là bệnh lý gì?

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao so với mức quy định. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, hệ thần kinh và tim.

12 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

Bạn có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 nếu:

  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường. Nếu bạn có bố mẹ, anh chị ruột mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao. Nhưng bạn có thể cải thiện điều này bằng cách thay đổi lối sống, tập thể dục và ăn uống hợp lý để giảm thiểu nguy cơ.
  • Bạn đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Điều này có nghĩa là đường huyết của bạn cao hơn bình thường như chưa đủ ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2. Để duy trì đường huyết ổn định, hãy hoạt động nhiều hơn và giảm cân nếu thừa cân. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc metformin khi cần thiết.
  • Người ít vận động. Không bao giờ là quá trễ để thay đổi thói quen này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết các loại hình vận động an toàn đối với bạn.
  • Thừa cân, béo phì, đặc biệt là vòng eo, bụng. Không phải ai bị đái tháo đường tuýp 2 cũng thừa cân nhưng tình trạng thừa cân làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Mỡ tích tụ ở vùng bụng cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mắc bệnh tim mạch.
  • Cao huyết áp.
  • Cholesterol “tốt”–HDL cholesterol giảm (thấp hơn 40 mg/dl), mỡ xấu trong máu cao.
  • Nồng độ triglyceride cao hơn 150 mg.dl.
  • Tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng ký (hơn 4 kg) có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị đái tháo đường.
  • Người bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người trên tuổi 45. Nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 tăng theo tuổi tác nhưng đái tháo đường không phải là một bệnh do lão hóa.
  • Người gốc Latinh, da đen, người da đỏ hoặc châu Á. Đái tháo đường phổ biến ở những chủng tộc này.
  • Bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ để tìm ra các yếu tố nguy cơ của riêng mình và thiết lập kế hoạch phòng ngừa, chữa trị bệnh kịp thời nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Giúp bạn kiểm soát stress để làm việc hiệu quả hơn

    (48)
    Bạn cảm thấy áp lực công việc ngày càng nặng nề? Hãy học cách kiểm soát stress trước khi bạn bị quá tải đến mức chỉ muốn buông bỏ mọi thứ!Khi làm ... [xem thêm]

    Trị mụn bọc hiệu quả với 6 lời khuyên chuyên gia mách bạn

    (53)
    Mụn bọc luôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người không muốn gặp phải. Vì thế, mỗi khi chúng xuất hiện, bạn rất khổ sở và đau đầu đi tìm giải pháp và ... [xem thêm]

    Ngộ nhận của bố mẹ khi xử trí cho con bị co giật do sốt cao

    (44)
    Co giật do sốt cao là loại co giật phổ biến nhất (4% trẻ mắc phải). Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường ở độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Hầu hết ... [xem thêm]

    Se khít vùng kín với 4 bài tập đơn giản, hiệu quả

    (84)
    Có nhiều phương pháp giúp phụ nữ thu hẹp âm đạo. Trong đó, các bài tập se khít vùng kín được rất nhiều chị em ưa chuộng vì đơn giản, hiệu quả mà lại ... [xem thêm]

    5 nguyên nhân phổ biến gây đau khớp

    (20)
    Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt và làm giảm tuổi ... [xem thêm]

    5 loại đột quỵ lỗ khuyết

    (27)
    Đột quỵ lỗ khuyết là gì?Đột quỵ lỗ khuyết là đột quỵ do một nhánh nhỏ của một mạch máu lớn bị tắc. Do cách các mạch máu phân bố trong não nên ... [xem thêm]

    Những lợi ích và hạn chế của chế độ ăn ayurvedic

    (99)
    Ayurvedic là một chế độ ăn của người Ấn Độ đã xuất hiện từ hàng nghìn năm. Nhiều người không biết chế độ ăn ayurvedic là gì và liệu phương pháp ... [xem thêm]

    Quan hệ bằng miệng cho chàng: Bạn cũng phải biết cách!

    (29)
    Khi quan hệ bằng miệng cho chàng trong màn dạo đầu, phụ nữ bỗng trở nên táo bạo và quyến rũ hơn hẳn. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất cứ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN