5 loại đột quỵ lỗ khuyết

(3.98) - 27 đánh giá

Đột quỵ lỗ khuyết là gì?

Đột quỵ lỗ khuyết là đột quỵ do một nhánh nhỏ của một mạch máu lớn bị tắc. Do cách các mạch máu phân bố trong não nên đột quỵ lỗ khuyết thường xảy ra ở các khu vực nằm sâu trong não, nơi có nhiều nhánh mạch máu nhỏ.

Đột quỵ lỗ khuyết được phân loại như thế nào?

Vì hầu hết các khu vực ở não hoạt động giới hạn một chức năng riêng biệt, nên các triệu chứng của một cơn đột quỵ lỗ khuyết thường nằm trong một trong năm loại của các triệu chứng do tổn thương ở các khu vực này, gồm:

Đột quỵ vận động đơn thuần

Vận động đơn thuần là loại phổ biến nhất của đột quỵ lỗ khuyết, chiếm hơn 50% trong tất cả các trường hợp. Một số người sử dụng thuật ngữ “liệt nửa người vận động đơn thuần” để mô tả đột quỵ loại này. Liệt nửa người nghĩa là yếu liệt ở một bên của cơ thể, và theo thuật ngữ y tế thì từ này chỉ dành cho những dạng tê yếu có nguyên nhân là do thần kinh.

Đột quỵ vận động đơn thuần thường liên quan đến các phần sau của não:

  • Vành tia;
  • Bao trong;
  • Cầu não;
  • Tháp tủy.

Tất cả các khu vực này đều chứa các sợi kết nối với “vỏ não”, nơi điều khiển các vận động tự chủ (đi bộ, dậm chân). Các khu vực này của hệ thần kinh kích hoạt các cơ bắp khắp cơ thể để cơ thể có thể di chuyển. Trong hầu hết các trường hợp, đột quỵ làm cho những khu vực này mất khả năng hoạt động, giống như con rối không thể di chuyển cánh tay gỗ nếu sợi dây kết nối tới bộ điều khiển bị cắt đứt.

Trong ví dụ này, người điều khiển rối đại diện cho các vùng vỏ não, còn các dây cho phép người điều khiển rối di chuyển các bộ phận của con rối giống như các khu vực bị đột quỵ vận động đơn thuần.

Đột quỵ vận động đơn thuần làm yếu một phần hoặc hoàn toàn ở mặt, tay và chân một bên cơ thể. Sưj tê yếu có thể xảy ra ở một bộ phận hoặc sẽ kết hợp với những bộ phận khác. Thường thì đột quỵ vận động đơn thuần có thể làm yếu cả tay và chân, chừa lại phần mặt, hoặc yếu cả ở mặt, tay và chân. Tuy nhiên, triệu chứng cũng có thể xuất hiện chỉ ở một bộ phận nào đó.

Theo định nghĩa, đột quỵ vận động đơn thuần sẽ không gây ra các triệu chứng làm mất cảm giác, thị lực hoặc lời nói.

Đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần

Như tên gọi của nó, đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần là đột quỵ mà các triệu chứng bất thường chỉ liên quan đến cảm giác, chẳng hạn như tê liệt hay nhận thức bất thường về đau đớn, nhiệt độ hay áp suất (xem bên dưới). Đa số các đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần ảnh hưởng đến một vùng não gọi là đồi thị, một khu vực liên quan nhiều nhất đến quá trình tạo ra cảm giác cho khắp cơ thể. Những cảm giác bị ảnh hưởng bởi đột quỵ cảm giác đơn thuần bao gồm xúc giác, đau, nhiệt độ, áp lực, thị lực, thính giác và vị giác.

Hầu hết các trường hợp đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần gây mất cảm giác hoặc có cảm giác bất thường (dị cảm) ở mặt, tay, chân, ngực, bộ phận sinh dục và hậu môn, nhưng chỉ ở một bên của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bộ phận cơ thể khác như: các ngón tay, bàn chân, hoặc miệng một bên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Một dạng phổ biến của đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần là hội chứng Dejerine Roussy, hoặc triệu chứng đau trung ương.

Đột quỵ lỗ khuyết vận động – cảm giác

Đây là loại hội chứng đột quỵ lỗ khuyết do tắc nghẽn mạch máu đồi thị và khu vực liền kề với phần trước của bao trong.

Do khu vực cảm giác và vận động của não đều bị tổn thương bởi loại đột quỵ này, các triệu chứng bao gồm cả mất cảm giác (tổn thương đồi thị) và liệt nửa người (tổn thương bao trong). Những bất thường về cảm giác và vận động thường nầm cùng 1 bên.

Thất điều – liệt nhẹ nửa người

Đây là loại đột quỵ thường được gây ra do thiếu máu đến một trong những vùng sau của não:

  • Bao trong;
  • Vành tia;
  • Cầu não.

Đột quỵ lỗ khuyết ở một số bộ phận của các khu vực này có thể gây ra triệu chứng lỗ khuyết vận động đơn thuần, run rẩy và yếu ở cánh tay hoặc chân ở một bên của cơ thể. Thông thường, run rẩy (thất điều) là một triệu chứng khó chịu hơn nhiều so với khi tay chân bị yếu do ảnh hương của bệnh. Mặt thường không bị ảnh hưởng.

Loạn vận ngôn – Hội chứng bàn tay vụng về

Theo định nghĩa, hội chứng loạn vận ngôn – hội chứng bàn tay vụng về là sự kết hợp của các triệu chứng gây ra bởi đột quỵ lỗ khuyết ảnh hưởng đến các phần trước của bao trong. Thường đối với triệu chứng này, bệnh nhân sẽ mắc cả loạn vận ngôn và bàn tay vụng về.

Giống như tên gọi, dấu hiệu nổi bật của hội chứng này là một rối loạn ngôn ngữ gọi là loạn vận ngôn. Loạn vận nghĩa là khó phát âm hoặc hình thành từ do các cơ trong cơ quan phát âm không thể hoạt động, hay còn gọi là thanh quản, lưỡi, và cơ bắp trong miệng.

Ngoài loạn vận ngôn, người mắc hội chứng này tay bị vụng về khi di chuyển tay ở một bên của cơ thể. Thường các tay bị ảnh hưởng vẫn có sức như bình thường, nhưng bệnh nhân lại khó di chuyển như viết, cột dây hay chơi đàn dương cầm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vượt qua cảm giác bị ghét bỏ để sống tích cực hơn

(53)
Cảm giác mình bị ghét bỏ có thể khiến bạn khó chịu khi thấy mọi người cùng nhau cười đùa một chuyện bí mật hay ai đó trả lời tin nhắn trễ. Nếu tình ... [xem thêm]

Các dạng thuốc trị nấm da bạn không thể bỏ qua

(38)
Nấm da là một bệnh da liễu rất phổ biến và việc điều trị bệnh cũng khá đơn giản. Ngày nay, có rất nhiều các thuốc trị nấm da được bán trên thị ... [xem thêm]

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh vảy nến

(83)
Vảy nến là bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng như da khô, ngứa và có vảy. Vì vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch của người bệnh nên chế độ ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp bạn tăng “hormone vui vẻ” serotonin

(15)
Nhờ tác dụng cải thiện tâm trạng, serotonin có thể được xem là một loại “hormone vui vẻ” giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Bạn có biết loại thực phẩm ... [xem thêm]

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

(58)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

Mụn trứng cá đỏ và những điều bạn cần biết

(30)
Mụn trứng cá đỏ là một bệnh mãn tính (dài hạn) ảnh hưởng đến da và thường đến mắt. Để ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả, bạn ... [xem thêm]

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

(52)
Dùng vitamin quá liều khi mang thai dẫn đến nhiều biểu hiện không tốt cho thai phụ như táo bón, tiêu chảy… Bạn cần nắm rõ liều lượng để sử dụng an ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị đau đầu không cần dùng thuốc

(60)
Bạn không muốn uống thuốc hoặc không có sẵn thuốc mỗi khi đau đầu? Nếu những viên thuốc Panadol không phải là lựa chọn của bạn, hãy thử học cách bấm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN