12 tháng

(3.83) - 94 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Nhiều em bé đi những bước đi đầu tiên vào khoảng giữa tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 và đi vững hơn khi được 14 hay 15 tháng tuổi. Nhưng sẽ rất bình thường nếu như bé không bắt đầu biết đi cho đến khi 15 hay 16 tháng tuổi, hoặc thậm chí muộn hơn.

Sau nhiều tháng bập bẹ, con đã bắt đầu nhận được biết các từ. Nhưng đó không phải là quá trình có thể hoàn thành một sớm một chiều và tốc độ của quá trình sẽ rất khác nhau đối với từng bé. Tuy nhiên có một điều chắc chắn: bé hiểu nhiều hơn những gì bé có thể nói.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hãy khuyến khích bé đi và chạy bằng cách cho bé nhiều cơ hội để di chuyển mà không cần sự giúp đỡ từ mẹ, không ôm và bế bé quá thường xuyên. Nếu con đang cố gắng tập đi, bé có thể sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu bé có thể bám vào ngón tay của mẹ.

Sữa nguyên chất thường là sự lựa chọn phổ biến vào độ tuổi này vì trẻ mới biết đi cần chất béo để thúc đẩy sự tăng trưởng và đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày một tăng lên của mình. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ: nếu mẹ đang thừa cân hoặc béo phì hoặc trong gia đình có tiền sử bị bệnh béo phì, hàm lượng cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch thì bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ cho bé bắt đầu bằng sữa ít béo.

Con đang quan sát tất cả những thứ mẹ làm. Trẻ vừa biết đi sẽ thích bắt chước hành vi của tất cả những người xung quanh bé, đặc biệt là hành vi của cha mẹ. Đây chính là cách mà bé học được các hành vi cơ bản nhất. Vì vậy, mẹ hãy nhớ luôn cất đi những thứ mẹ sử dụng hàng ngày có thể gây hại cho bé.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên nói gì với bác sĩ?

Mẹ có thể chuẩn bị cho đợt kiểm tra sức khỏe toàn diện của con mình bằng cách chuẩn bị trước câu trả lời cho một số câu hỏi mà các bác sĩ có thể sẽ hỏi, chẳng hạn như:

Ngủ:

Giấc ngủ tối và ngủ trưa của con thường kéo dài bao lâu?

Ăn uống:

Những loại thực phẩm rắn mà con thường đang ăn là gì? Bé có hay thèm ăn không? Bé có thích bốc tay để tự ăn không?

Răng:

Bé đã mọc bao nhiêu cái răng?

Phát triển kĩ năng:

Con có bò thuần thục hay không? Có thể ngồi dậy không? Bé hay chạy hay đi bộ? Bé có hay chỉ vào các đồ vật không? Có thể giao tiếp bằng ánh mắt và có phản ứng khi ai đó gọi tên bé không?

Khả năng nhìn:

Mẹ có để ý liệu rằng bé có nheo mắt hay dụi mắt thường xuyên, hay có xu hướng đem đồ chơi và sách đặt gần khuôn mặt của mình? Hãy tìm hiểu thêm về các dấu hiệu khác liên quan đến vấn đề về khả năng nhìn của bé.

Khả năng nghe:

Con có hay quay về phía phát ra âm thanh? Hãy tìm hiểu thêm về các dấu hiệu khác liên quan đến vấn đề về khả năng nghe của bé.

Khả năng nói:

Con có khả năng bắt chước âm thanh, nói bập bẹ, hoặc nói bất cứ từ nào không?

Dị ứng:

Hãy nói với bác sĩ nếu con thường bị ngứa hoặc cảm thấy khó chịu vì đó có thể là dấu hiệu của việc bé bị dị ứng.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Bây giờ là lúc để bé đi khám nha sĩ lần đầu tiên. Lần khám đầu tiên này sẽ cho mẹ cái nhìn sơ bộ về răng miệng của bé và giúp phát hiện bất cứ vấn đề nào mà các bác sĩ nhi có thể đã bỏ lỡ. Nha sĩ cũng sẽ gợi ý cho mẹ về việc chăm sóc hàm răng vừa mới nhú của bé, ngăn ngừa sâu răng và đảm bảo lượng florua bé hấp thụ là vừa đủ.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Thị giác của bé

Trẻ thường không hay biết về việc bé có vấn đề về tầm nhìn, vì vậy mẹ nên để ý nhiều hơn để có thể biết được bất cứ dấu hiệu tiềm ẩn nào. Hãy liên lạc với bác sĩ của bé ngay nếu bé:

  • Thường xuyên liếc mắt hay nháy mắt;
  • Nghiêng đầu để nhìn rõ hơn (khi nhìn vào một bức ảnh hay nhìn ti vi chẳng hạn);
  • Dụi mắt khi bé không buồn ngủ;
  • Gặp vấn đề với việc nhìn theo một vật;
  • Có vẻ đặc biệt vụng về.

Mẹ cũng sẽ cần nhờ bác sĩ kiểm tra mắt của bé nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của việc tắc tuyến lệ, tổn thương hay nhiễm trùng như đau mắt đỏ. Những dấu hiệu này có thể bao gồm chảy nước mắt quá nhiều, đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc có mủ, vảy đóng trong mắt bé.

Nhiễm độc chì

Bên cạnh đó, hầu hết trẻ em thường hay bị nhiễm độc chì trong khoảng thời gian từ 1-2 tuổi, khi bé bò xung quanh trên sàn nhà và đưa tay vào miệng. Tuy vậy, việc tiếp xúc như thế ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều có thể gây nguy hiểm.

Bởi vì cơ thể của bé vẫn còn rất nhỏ và đang phát triển, nên sẽ bị dễ bị ảnh hưởng bởi chất độc từ chì và các chất độc khác hơn người trưởng thành. Ở một khía cạnh khác, một số phụ nữ mang thai có nồng độ chì trong máu cao có thể chuyền chì sang cơ thể thai nhi trong bụng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bí đỏ, hạt bí: Khỏe mẹ, lợi con

(84)
Bà bầu ăn bí đỏ là việc làm an toàn. Hơn thế nữa, bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng.Trong thời gian mang thai đòi hỏi ... [xem thêm]

Bài tập thể dục nào cho trẻ béo phì?

(16)
Chuyện trẻ béo phì không thích tập thể dục thường là nỗi “đau đầu” của các bậc phụ huynh. Một mặt bạn muốn con kiểm soát ăn uống và chăm tập thể ... [xem thêm]

Cách trị mụn nang tại nhà không cần nặn mụn

(73)
Đa số nốt mụn nang cần phải nhờ đến bác sĩ da liễu để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về tình trạng mụn nang cũng như mức độ nghiêm trọng, ... [xem thêm]

Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ có thể là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý

(13)
Bé có thể gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng trong những năm đầu đời vì bé chưa có ý thức về việc vệ sinh răng sạch sẽ hoặc do cha mẹ xao nhãng ... [xem thêm]

Những lầm tưởng về protein mà ai cũng nghĩ mình đúng

(93)
Protein là chất nền cơ bản để cấu tạo nên cơ bắp, da và nội tạng của con người. Protein giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng như chất béo, chất khoáng ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Bỏng Quốc gia

(62)
Viện Bỏng Quốc gia là viện đầu ngành bỏng trong cả nước, một trong hai bệnh viện thực hành của Học viện Quân y. Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tích ... [xem thêm]

9 mẹo chăm sóc da mặt tại nhà

(38)
Tạo thói quen chăm sóc da mặt tại nhà với một số phương pháp đơn giản sau sẽ giúp bạn duy trì một làn da đẹp mà lại không cần tốn nhiều thời gian và ... [xem thêm]

Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh suy tim

(86)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD) gây ra khoảng 5% số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, tương đương với 3,2 triệu người. Tại Việt Nam, căn bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN