11 lưu ý khi mang song thai để thai kỳ an toàn khỏe mạnh

(4.1) - 51 đánh giá

Niềm vui nhân đôi khi mẹ mang song thai nhưng lo lắng cũng gấp đôi. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới đây.

Những sự thật về mang thai sinh đôi sau đây sẽ giúp cho gia đình bạn có những kế hoạch và phương pháp phù hợp để có được một cặp song sinh như ý muốn, đồng thời chăm sóc thai nhi khoẻ mạnh và phát triển tốt.

Bạn có nhiều khả năng mang song thai một cách tự nhiên khi ở độ tuổi 30 và 40

Chúng ta đều nghe rằng càng cao tuổi thì càng khó thụ thai, nhưng tuổi tác có thể làm tăng khả năng mang thai sinh đôi. Một khi bạn đã 25 tuổi hoặc trong độ tuổi 30 và 40, chu kỳ rụng trứng sẽ không thường xuyên nữa và bạn có thể rụng hai trứng cùng một lúc. Điều này dẫn đến việc mang thai sinh đôi.

Nếu bạn có hai thai nhi trong bụng, bạn có thể cần bổ sung thêm axit folic

Phụ nữ mang bầu song thai có thể cần axit folic nhiều hơn để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 1 milligram (mg) axit folic mỗi ngày cho thai sinh đôi và 0,4 mg cho đơn thai.

Phụ nữ mang song thai cần được theo dõi nhiều hơn bởi các bác sĩ sản khoa

Thai đôi cần theo dõi nhiều hơn thai đơn. Thai phụ lúc này cần được làm siêu âm thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng của thai sinh đôi. Tuy nhiên, có một số xét nghiệm tầm soát dị tật sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai cho các mẹ bầu đang mang thai đôi. Ví dụ, cơ hội của sẩy thai sau chọc ối là cao hơn trong lần mang thai sinh đôi. Nếu nguy cơ sẩy thai là 1/1.000 trong đơn thai, nó sẽ lên tới 1/500 ở thai đôi.

Mẹ bầu sẽ ốm nghén nhiều hơn khi mang bầu song thai

Hàm lượng cao của hormone thai kỳ được xem là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén và nồng độ này cao hơn ở những phụ nữ mang thai sinh đôi, vì vậy phụ nữ mang thai song sinh sẽ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa cao hơn trong ba tháng đầu tiên. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt trong tuần 12 đến 14 của thai kỳ nên các mẹ bầu có thể yên tâm nhé.

Tuy nhiên, các bác sĩ ghi nhận rằng nhiều mẹ bầu mang thai đôi than phiền về việc đau lưng nhiều hơn, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn. Bà mẹ sinh đôi cũng có một tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu máu và băng huyết sau sinh.

Xuất huyết thai kỳ xảy ra phổ biến hơn trong lần mang thai sinh đôi

Khi bạn chảy máu âm đạo bất thường trong ba tháng đầu tiên, bạn có thể có nguy cơ sẩy thai và điều này thường gặp ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba và sinh tư.

Nếu xuất huyết lượng ít (các vệt máu, đốm máu nhỏ) thì bạn không có lý do gì để hoảng sợ ngay cả. Tuy nhiên, nếu có đau bụng nhiều đi kèm với chảy máu và xuất hiện cục máu đông, đó là một dấu hiệu cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bạn vẫn sẽ cảm thấy thai máy (cử động thai) bình thường nếu mang thai sinh đôi

Người ta thường nói mang thai sinh đôi sẽ thấy thai máy sớm hơn bình thường, tuy nhiên, đó là điều không đúng. Thông thường khi bạn đang mang thai đôi, cử động thai (hay tên dân gian thường gọi là “em bé đạp”) trở nên đáng chú ý hơn ở tuần 18 đến 20 của thai kỳ và điều này cũng giống với thai kỳ đơn thai. Nếu bạn đã từng mang thai trước đó, bạn sẽ biết chuyển động của thai nhi là như thế nào, nhưng nếu đang mang thai lần đầu tiên, bạn sẽ không thể phân biệt được sự chuyển động từ hoạt động tiêu hóa và sự chuyển động của thai nhi.

Mẹ mang thai đôi có thể tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang thai đơn

Với cặp song sinh, mẹ bầu tăng cân nhiều bởi vì họ có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn. Bạn cũng cần nhiều calo hơn để mang thai sinh đôi.

Tuy nhiên, không có một công thức nào được thiết lập cho việc tăng cân trong quá trình mang thai sinh đôi. Sự tăng cân trung bình là 11,5 kg cho mang thai đơn và 13,5 – 16 kg cho mang thai đôi. Các bà mẹ mang song sinh không nên tăng nhiều hơn 18 kg hoặc ít hơn 7 kg. Và để có được kế hoạch tăng cân phù hợp nhất với mình, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ở lần đi khám thai định kỳ.

Mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn khi mang thai sinh đôi

Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai song sinh cao hơn bình thường. Nguy cơ lớn nhất là khi có em bé nặng ký hơn và đòi hỏi phải sinh mổ để lấy em bé ra.

Hơn nữa, bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao ở các bà mẹ có bầu song thai

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra tiền sản giật, nhưng họ nhận thấy có sự liên quan giữa mang thai đôi và hiện tượng này. Triệu chứng của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. Tiền sản giật có thể chuyển thành sản giật khi sinh và gây nên tử vong ở phụ nữ mang thai.

Các bà mẹ mang thai đôi thường sinh non

Các mẹ bầu mang thai đôi có tỷ lệ sinh non cao hơn so với đơn thai. Sinh non là khi em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non trước tuần thứ 34 vẫn chưa phải là một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, vì lúc này phổi của bé đã bắt đầu trưởng thành và bé sẽ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Tuy nhiên, sinh non vẫn luôn kèm theo các nguy cơ mắc bệnh hô hấp sau này cũng như các vấn đề khác như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu,…

Bạn có khả năng sinh mổ cao hơn khi mang thai đôi

Khả năng phải sinh mổ là hoàn toàn cao hơn nếu trong bụng bạn là một cặp song sinh. Ngoài ra, ngôi mông ở thai đôi thường gặp hơn ở thai đơn và ngôi mông là một chỉ định thường gặp của mổ lấy thai.

Chưa kể đến những điều trên, thì lẽ dĩ nhiên, khi phải “gánh” cả hai đứa bé trong người, bạn sẽ phải vất vả hơn gấp bội. Dù vậy, niềm vui của bạn cũng sẽ được nhân đôi lên khi chào đón những đứa con xinh xắn đáng yêu qua bao vất vả, phải không?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ ăn phô mai mỗi ngày

(91)
Bạn không dám ăn phô mai vì sợ tăng cân? Thật ra món ăn này lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bạn ngăn ngừa được một số bệnh đấy.Phô mai ... [xem thêm]

Bé có nguy cơ cao nhiễm trùng tai do khói thuốc lá

(15)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

Mách bạn các cách tăng testosterone tự nhiên

(85)
Phái mạnh thường tìm cách làm tăng testosterone tự nhiên với mong muốn duy trì nam tính của mình. Nồng độ của nội tiết tố này thường bắt đầu suy giảm khi ... [xem thêm]

Tập thể dục có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan

(70)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

Vitamin và khoáng chất: Làm thế nào để có được những gì bạn cần

(35)
Vi chất dinh dưỡng là gì? Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất có trong thức ăn nuôi dưỡng cơ thể của bạn và giúp bạn khoẻ mạnh. Theo Bộ ... [xem thêm]

Những lưu ý khi tái tạo da bằng laser

(28)
Ngày nay, liệu pháp laser đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nó không những được sử dụng để trị bệnh mà còn phát huy khả năng kì diệu trong thẩm ... [xem thêm]

4 cách kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe của bạn

(17)
Nhiều người luôn tự hỏi như thế nào là nhịp tim bình thường hay nhịp tim của mình như vậy là nhanh hay chậm và nó phản ánh vấn đề gì về sức khỏe? Hãy ... [xem thêm]

Những tác dụng không mong muốn khi tiêm hCG trong thai kỳ

(23)
Bạn từng bị sảy thai nhiều lần trước đây? Bạn đang mang thai và có dự định sẽ tiêm hCG trong thai kỳ để bảo vệ chính mình cũng như em bé? Nếu bạn đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN