11 lợi ích của hatha yoga sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua

(4.37) - 89 đánh giá

Bằng việc đưa cơ thể vào các tư thế Hatha yoga, bạn đã giúp các cơ quan, cơ bắp, tâm trí và tinh thần cơ hội được thư giãn cũng như đạt đến một chuẩn mực sức khỏe mới.

Hatha yoga xoay quanh các hoạt động thể chất, vì vậy bất kỳ tư thế nào liên quan đến vươn mình, uốn cong, xoắn, cân bằng hoặc ép cơ thể đều rơi vào thể loại này. Thực hành Hatha yoga bên cạnh các bài tập thở và thiền định sẽ giúp bạn hoàn thiện quá trình tập luyện yoga. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giải thích vì sao nên thực hành thể loại yoga này.

Hatha yoga là gì?

Hatha yoga là một dạng thực hành biến đổi gồm tư thế (asana), hơi thở (pranayama), cử chỉ (mudras), khóa (bandhas), âm thanh thiền (nadausandhana) và quá trình thanh lọc (Shat kriyas) để phóng đại các chức năng sinh lý của cơ thể để chuẩn bị cho việc đạt được sự vững chắc về tinh thần cũng như thực hiện các mục tiêu tâm linh.

Hatha yoga có nhiều bài tập đa dạng, được thiết kế để mang lại sức khỏe, niềm vui và sự hài hòa của cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Bằng việc đưa cơ thể vào các tư thế hatha yoga, bạn đã đem đến các cơ quan, cơ bắp, tâm trí và tinh thần cơ hội được thư giãn cũng như đạt đến một chuẩn mực sức khỏe mới.

Lợi ích của Hatha yoga

Tập luyện Hatha yoga một cách đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp:

1. Sức khỏe tim mạch

Theo báo cáo đánh giá nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học cộng đồng Ấn Độ năm 2014 cho thấy: Tập luyện yoga thường xuyên có thể giúp làm giảm tình trạng huyết áp (một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch và đau tim), cũng như giảm những cơn đau không thoải mái ở những người mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu sâu hơn trong bài báo này còn đưa ra ý kiến Hatha yoga cũng cải thiện lưu lượng máu chảy đến tim và hạn chế sự xuất hiện các cơn đau thắt ở ngực, giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn.

2. Tăng mật độ xương

Hatha yoga bao gồm một số tư thế yoga chịu sức nặng như tư thế cái cây, tư thế chiến binh, tư thế tam giác… giúp đảo ngược quá trình mất xương bằng cách xây dựng lại mật độ xương. Xương khỏe mạnh là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mọi lứa tuổi để giảm thiểu nguy cơ phát triển tình trạng xương dễ vỡ hay còn được gọi là loãng xương.

Một nghiên cứu được công bố trong Topics in Geriatric Rehabilitation năm 2016 cho thấy rằng chỉ 12 phút tập luyện Hatha yoga hàng ngày có thể hỗ trợ tăng cường mật độ ở cột sống và xương đùi.

3. Làn da đẹp và sáng khỏe

Các bài tập của yoga Hatha như Shat-kriya hỗ trợ bạn làm sạch sâu cơ thể từ trong ra ngoài. Ngoài ra, các tư thế hoạt động như các tác nhân giải độc ở một mức nhất định và khiến bạn có làn da bóng khỏe, mịn màng đến bất ngờ.

4. Xây dựng sức mạnh phần lõi

Thông qua Hatha yoga, bạn đã làm nhiều nhất có thể để củng cố sức mạnh phần lõi của bạn. Đây là phần giữa của cơ thể bao gồm các mô bụng, cơ dựng cột sống, khu vực liên sườn và lưng dưới. Để tránh việc bị chấn thương và có được trạng thái tốt nhất khi tập thể thao và để thể hiện một cơ thể mạnh mẽ thì sức mạnh phần lõi của bạn phải ở trạng thái linh hoạt và mạnh mẽ.

5. Bôi trơn các khớp

Yoga hatha hoạt động hiệu quả trên nhiều khớp của cơ thể giúp chúng đạt được toàn bộ khả năng chuyển động. Trong một lối sống ít vận động, các khớp không hoạt động hết công suất, dẫn đến kết quả chúng có xu hướng cứng lại. Vì vậy, tập luyện loại hình yoga này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều ở quá trình cải thiện tính di động.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu từ năm 2015 cho thấy chỉ một buổi tập yoga 90 phút mỗi tuần giúp cải thiện tính di động ở các khớp xương, đặc biệt là ở cột sống ở đối tượng phụ nữ từ 50 đến 70 tuổi.

6. Chữa đau lưng

Tập luyện Hatha yoga là một phương thức hiệu quả để điều trị các triệu chứng đau lưng thấp và ngăn ngừa khuyết tật liên quan đến tình trạng này. Một đánh giá của nghiên cứu trên tạp chí Orthum Rheumatology xuất bản năm 2016 kết luận rằng Hatha yoga có thể có hiệu quả như các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác trong điều trị đau lưng và thực sự mang đến kết quả tốt hơn so với phương pháp chăm sóc thông thường.

7. Cải thiện tư thế và cân bằng

Hatha yoga có khả năng đem đến cho người tập khả năng cải thiện tư thế đầy hứa hẹn từ các bài tập kéo dài cột sống, làm cho bạn trông cao hơn cũng như tự tin hơn. Tư thế yoga Hatha có thể cải thiện khả năng của bạn để biết bạn đang ở đâu trong 1 không gian, đó là khả năng giữ cân bằng và cảm nhận bên trong cơ thể. Cân bằng tốt giúp bạn không bị lúng túng nếu đang đi trên một con đường gập ghềnh hoặc trơn trượt.

8. Giảm căng thẳng và áp lực

Một cách tự nhiên để tránh căng thẳng là trải thảm tập yoga ra và bắt đầu tập luyện. Mỗi tư thế của yoga Hatha nhắm đến mục đích tạo ra tinh thần tích cực, mạnh mẽ nhưng cũng bình yên.

9. Nâng cao năng lượng sống

Năng lượng sống (Pranayama) là cốt lõi của các Hatha yoga. Sự đa dạng trong các bài tập thở sẽ nuôi dưỡng cơ thể và tâm trí, do đó tăng tuổi thọ của bạn.

10. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Khi co rút và kéo giãn các cơ, di chuyển các cơ quan xung quanh và thay đổi liên tục các tư thế yoga, bạn giúp các mạch máu (bạch huyết) lưu thông tốt hơn. Điều này giúp hệ thống bạch huyết chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt các tế bào ung thư và thải bỏ các chất độc hại khỏi các tế bào.

11. Nâng cao sức khỏe tổng quát

Khi thực hành thường xuyên, Hatha yoga đưa ra sự cải thiện cho nhiều khía cạnh quan trọng đối với thể chất. Một nghiên cứu được công bố trong số ra năm 2001 của Preventive Cardiology đã tiết lộ, tập luyện yoga tối thiểu hai lần mỗi tuần bao gồm 10 phút tư thế khởi động và 50 phút các tư thế chính trong thời gian 8 tuần sẽ cải thiện khả năng hấp thụ oxy, sức mạnh cơ bắp, độ bền và tính linh hoạt chung.

Hi vọng qua bài viết trên, Hello Bacsi đã tạo cảm hứng cho bạn về yoga Hatha. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt đầu luyện tập ngay nào!

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

Trị liệu nghệ thuật: Cách chữa bệnh dễ dàng mà bạn nên thử

(80)
Bạn đã ngán ngẩm cảnh phải điều trị bệnh với các thiết bị y tế hay căn phòng ngột ngạt? Thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới khi mang thai

(31)
Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số ... [xem thêm]

Giới thiệu chung về bảo hiểm phi nhân thọ

(98)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

6 nguyên nhân gây hen suyễn bạn cần tránh

(64)
Bệnh hen suyễn ở người lớn có nguy cơ tử vong do các biến chứng liên quan cao gấp 4 lần so với người trẻ tuổi. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng ... [xem thêm]

10 câu hỏi người bệnh thường quan tâm khi bị bệnh gút

(30)
Để điều trị bệnh gút hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Hơn nữa, trong quá trình thăm khám, nếu ... [xem thêm]

Ứ dịch vòi trứng

(55)
Tìm hiểu chungỨ dịch vòi trứng là gì?Ứ dịch vòi trứng (ứ dịch ống dẫn trứng, ứ dịch tai vòi) là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch. Đây ... [xem thêm]

Mụn mọc trên đầu: Làm sao để bạn hết khó chịu?

(94)
Mụn mọc trên đầu không phổ biến như ở các vùng khác trên cơ thể, song vấn đề da liễu này vẫn khiến bạn khó chịu vì cảm giác đau và ngứa. Nếu biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN