Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(3.98) - 99 đánh giá

Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số trường hợp không có khả năng đáp ứng điều trị bằng thuốc.

Hơn nữa, thuốc điều trị động kinh cũng giống như những loại tthuốc khác. Nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế, nhiều bệnh nhân động kinh ưu tiên các phương pháp điều trị tự nhiên và các liệu pháp thay thế để giảm triệu chứng bệnh. Đó có thể là dùng thảo dược, vitamin bổ sung, phản hồi sinh học hoặc châm cứu…

Phương pháp tự nhiên hoàn toàn có thể bổ sung vào kế hoạch điều trị bệnh hiện tại của bạn. Tuy nhiên, một số loại thảo dược có thể gây nguy hiểm và tương tác với các loại thuốc khác. Vì thế, nếu bạn muốn điều trị động kinh bằng các phương pháp tự nhiên, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ để tìm ra phương án tối ưu.

Điều trị động kinh bằng thảo dược

Trị bệnh bằng thảo dược đang trở thành xu hướng. Nhiều loại thảo dược đã tỏ ra cực kỳ hữu ích trong việc kiểm soát nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh động kinh.

Những loại thảo dược được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh động kinh là: cây tầm gửi, hoa mẫu đơn…

Theo một nghiên cứu vào năm 2003, những loại thảo dược vừa kể trên đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản. Chúng biểu hiện rõ khả năng chống co giật ở người động kinh. Tuy nhiên, tác dụng phụ và tính tương tác thuốc của các loại thảo dược này không được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Mặc dù có thể làm giảm chứng co giật ở bệnh nhân động kinh nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những loại thảo dược trên điều trị dứt điểm căn bệnh này. Thậm chí, nhiều trường hợp còn gặp nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn khi tự ý điều trị bệnh bằng thảo dược.

Vitamins

Một số loại vitamin có khả năng làm giảm số lần co giật do bệnh động kinh gây ra. Tuy nhiên, có những loại vitamin không thể phát huy tác dụng nếu hoạt động một mình.

Khi muốn bổ sung vitamin trong quá trình điều trị bệnh động kinh, bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do dùng quá liều hoặc tương tác với các loại thuốc khác.

Vitamin B6

Vitamin B6 được sử dụng để điều trị một dạng động kinh hiếm gặp có tên là co giật phụ thuộc pyridoxine. Bệnh này thường hình thành khi em bé còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi chào đời. Nguyên nhân là do cơ thể bệnh nhân không có khả năng chuyển hóa vitamin B6 đúng cách.

Dù vậy, y học vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu việc bổ sung vitamin B6 có mang lại lợi ích cho người mắc các loại động kinh khác hay không.

Vitamin E

Nhiều bệnh nhân động kinh cũng bị thiếu vitamin E. Ngoài khả năng chống oxy hóa, vitamin E còn có thể kiểm soát một số triệu chứng của bệnh động kinh. Tuy đã có nhiều kết luận y tế cho rằng vitamin E an toàn khi dùng chung với các loại thuốc điều trị động kinh nhưng y học vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để củng cố kết luận này.

Các loại vitamin khác

Thuốc điều trị động kinh có thể khiến bệnh nhân thiếu hụt biotin hoặc vitamin D. Trong trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ khuyên người bệnh bổ sung vitamin để kiểm soát tình trạng.

Trẻ sơ sinh bị co giật do thiếu hụt folate có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung axit folic cho người bị động kinh và người thiếu hụt folate có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì thế, bệnh nhân chỉ được bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Magie

Thiếu hụt magie nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ co giật. Nhiều nghiên cứu khoa học trước đây đã chứng minh việc bổ sung magie có thể làm giảm các cơn động kinh.

Một kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Động kinh vào năm 2012 cũng ủng hộ quan điểm magie có tác dụng trong việc kiểm soát bệnh động kinh.

Phương pháp điều trị động kinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể tác động đến số lần xảy ra co giật do động kinh. Với bệnh này, chế độ ăn được khuyến khích áp dụng nhất là ít carb, ít protein theo kểu keto.

Trẻ em bị động kinh thường được áp dụng chế độ ăn ketogen vì nó được xem là biện pháp điều trị bổ sung để giảm co giật. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời để kiểm soát bệnh. Bệnh nhân vẫn cần phải điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Tự kiểm soát và phản hồi sinh học

Một số người bệnh động kinh cố gắng kiểm soát hoạt động não bộ của họ để giảm tỷ lệ co giật. Trên lý thuyết, nếu bạn có thể phát hiện dấu hiệu sắp xảy ra cơn động kinh, bạn có thể ngăn chăn nó.

Những biểu hiện này thường xuất hiện trong khoảng 20 phút trước khi cơn động kinh xảy ra. Dấu hiệu phổ biến nhất là ngửi thấy mùi bất thường, nhìn thấy ánh sáng lạ dù đang ở trong môi trường rất bình thường hoặc có tầm nhìn bị mờ.

Phương pháp tự kiểm soát được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm cường độ của cơn động kinh khi nó xuất hiện. Kỹ thuật này đòi hỏi người bệnh phải có sự tập trung cao độ. Bệnh nhân có thể tự kiểm soát bằng cách ngồi thiền, đi dạo hoặc tập trung cao độ vào một nhiệm vụ nào đó.

Một phương pháp điều trị động kinh khác giống với cách tự kiểm soát là phản hồi sinh học. Mục đích của quá trình này cũng là kiểm soát hoạt động não bộ.

Phản hồi sinh học sử dụng các cảm biến điện để thay đổi sóng não. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân không thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc thông thường.

Những chuyên gia vật lý trị liệu thường ưu tiên sử dụng phương pháp phản hồi sinh học khi lên kế hoạch điều trị cho người mắc bệnh động kinh.

Phương pháp tự kiểm soát và phản hồi sinh học đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và nhất quán khi áp dụng. Nếu bạn quyết định chữa bệnh bằng cách này, bạn phải kiên nhẫn. Đồng thời, bạn không được giảm, ngừng hoặc bổ sung bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Châm cứu và chỉnh hình thần kinh cột sống

Đôi khi, châm cứu và điều trị chỉnh hình được coi là lựa chọn thay thế trong quá trình điều trị bệnh động kinh thông thường.

Y học cổ truyền sử dụng phương pháp châm cứu để giảm đau mãn tính và các vấn đề y tế khác. Phương pháp này hoạt động bằng cách đặt mũi kim vào một khu vực cơ thể nhất định để kích hoạt khả năng tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Với bệnh động kinh, châm cứu có thể kiểm soát các cơn co giật bằng cách tăng trương lực giao cảm và thay đổi rối loạn chức năng tự chủ.

Bên cạnh châm cứu, phương pháp chăm sóc thần kinh cột sống cũng có thể giúp cơ thể tự chữa lành tổn thương. Cách điều trị này chủ yếu sử dụng Chiropractic để kiểm soát các cơn động kinh. Chiropractic là phương pháp chăm sóc sức khỏe tập trung vào cột sống, các khớp trên cơ thể và sự liên kết của chúng với hệ thần kinh.

Bộ não của mỗi người là một mạng lưới phức tạp. Mức độ nghiêm trọng và tần suất co giật của mỗi bệnh nhân động kinh cũng khác nhau.

Hầu như những phương pháp điều trị động kinh theo cách tự nhiên vừa kể trên đều chỉ mang lại tác dụng kiểm soát triệu chứng tạm thời. Hơn nữa, mỗi loại động kinh khác nhau đòi hỏi những phương thức chữa trị khác nhau. Đó là lý do vì sao mọi bệnh nhân đều phải được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc trong suốt quá trình điều trị. Việc sử dụng, bổ sung hoặc thay thế bằng phương pháp nào ngoài thuốc do bác sĩ chỉ định đều phải hết sức thận trọng và cân nhắc bằng kiến thức y học.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 cách ngăn ngừa cơn đau bàn chân hiệu quả

(76)
Cơn đau bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Vậy làm sao để ngăn ngừa các cơn đau này xảy ra?Đi lại quá nhiều hay ... [xem thêm]

Thói quen ăn trộm cũng có thể là… bệnh lý

(61)
Thói quen ăn trộm đôi khi không phải xuất phát từ sự thiếu thốn về vật chất mà rất có thể là do… bệnh lý. Đây cũng được xem là một loại bệnh khá ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá điện tử: 8 ảnh hưởng nghiêm trọng

(92)
Các ca nhiễm bệnh phổi trong khoảng đầu năm 2020 thường liên quan đến tác hại của thuốc lá điện tử. Do chưa xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể, trung ... [xem thêm]

Các bài tập cardio giảm cân hiệu quả và tốt cho sức khỏe

(47)
Mọi người thường tìm đến những bài tập cardio để tăng cường thêm thể lực cũng như rèn luyện sức khỏe và có một vóc dáng đẹp. Nhưng nếu cứ tập ... [xem thêm]

Cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay

(35)
Loài cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng, ví dụ như loài cá đuối, bởi khả năng tấn công mạnh mẽ nên cá đuối thường để lại vết rách trên ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần đến kính đeo mắt?

(66)
Theo thời gian, tầm nhìn sẽ suy yếu dần do lão hóa hoặc một số yếu tố khác gây ra. Một số vấn đề liên quan đến thị lực có thể được giải quyết ... [xem thêm]

10 loại mỹ phẩm cho nam giúp chàng thêm lịch lãm

(27)
Bạn có thể chọn các nguyên liệu thiên nhiên hay sử dụng mỹ phẩm để có làn da mịn màng và trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách có ... [xem thêm]

Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

(94)
Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN