Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp

(3.64) - 88 đánh giá

Bài viết này sẽ cho bạn biết chỉ số huyết áp của bạn gồm những con số nào và ý nghĩa của chúng.

Tại sao bạn cần phải biết ý nghĩa của những chỉ số huyết áp?

Việc hiểu được những con số này thì thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” (mmHg). Tuy phức tạp, nhưng bạn vẫn phải hiểu chúng để có thể kiểm soát được huyết áp của mình, điều quan trọng là bạn phải biết ở mức nào được xem là bình thường, cũng như khi nào thì huyết áp bạn được xem là quá cao.

Nếu bạn hiểu được những khái niệm sau đây thì bạn sẽ có thể tự đọc được kết quả xét nghiệm huyết áp của mình.

Những con số huyết áp này là gì?

Mọi người đều muốn có một cơ thể khỏe mạnh và có một mức huyết áp bình thường. Khi bác sĩ tiến hành đo huyết áp cho bạn, kết quả sẽ được hiển thị bởi hai con số, một con số nằm phía trên và một con số nằm phía dưới giống như là một phân số. Ví dụ như: 120/80 mmHg

Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại; đây gọi là huyết áp “tâm thu”. Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra, đây gọi là huyết áp “tâm trương”.

Thế nào là huyết áp bình thường?

Kết quả bình thường là khi chỉ số trên dưới 120 và chỉ số ở dưới nhỏ hơn 80.

Khi cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở trong khoảng này, bạn được xem là có huyết áp ở mức bình thường.

Chú ý là những chỉ số huyết áp được đo bằng “mi-li-mét thủy ngân”, viết tắt là “mmHg”. Nói tóm lại, kết quả huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 120/80 mmHg.

Giai đoạn tiền tăng huyết áp, dấu hiệu cảnh báo sắp bị bệnh?

Kết quả huyết áp lớn hơn 120/80 mmHg là một dấu hiệu báo động bạn cần phải thay đổi lối sống lành mạnh cho tim mạch.

Khi huyết áp tâm thu của bạn (số phía trên) trong khoảng 120 và 139 mmHg hay tâm trương của bạn (số ở dưới) trong khoảng 80 và 89 thì bạn đang bị “tiền tăng huyết áp”.

Mặc dù chỉ số này không được coi là “cao huyết áp”, nhưng nên nhớ là bạn đã ra khỏi khoảng bình thường. Chỉ số trong khoảng này làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp thật sự, tăng rủi ro mắc bệnh tim và đột quỵ.

Các phân độ của cao huyết áp gồm những gì?

Độ 1

Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140 và 159 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 đến 99 mmHg. Đây được xem là cao huyết áp độ 1.

Tuy nhiên, nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả này thì bạn vẫn chưa được chẩn đoán là thực sự bị cao huyết áp. Bạn chỉ được chẩn đoán là bị cao huyết áp nếu những con số huyết áp vẫn cao trong một thời gian dài.

Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn đo và theo dõi huyết áp của bạn để xác định xem nó có quá cao hay không.

Độ 2

Nếu giai đoạn 1 huyết áp cao là một mối lo, giai đoạn 2 huyết áp cao lại càng cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu huyết áp của bạn có số phía trên lớn hơn 160, hay số phía dưới lớn hơn 100, bạn đang mắc phải cao huyết áp độ 2.

Ở giai đoạn này, ngoài việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, ăn uống kiêng cữ hơn, và tập thể dục nhiều hơn – bác sĩ có thể kê cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc để giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát.

Vùng nguy hiểm

Khi chỉ số huyết áp trên 180/110 mmHg – hoặc có một trong hai tâm thu hoặc tâm trương cao hơn chỉ số này, điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng.

Chỉ số huyết áp cao như vậy cho thấy bạn đang có “cơn tăng huyết áp” và đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức.

Tuy nhiên, đôi khi giá trị huyết áp lúc đầu rất cao nhưng sau đó lại trở về bình thường. Nên thông thường bác sĩ có thể đo lại lần nữa sau ít phút. Kết quả lần hai nếu vẫn cao như vậy thì nghĩa là bạn cần phải được điều trị khẩn cấp.

Biện pháp phòng ngừa

Ngay cả khi chỉ số huyết áp của bạn trong mức bình thường, bạn cũng không được lơ là với sức khỏe của mình. Bác sĩ đã khuyến cáo rằng ngay cả những người có những có chỉ số bình thường cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp họ tiếp tục giữ huyết áp ở mức bình thường, và hạn chế khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hay tim mạch.

Khi bạn lớn tuổi hơn, việc phòng ngừa lại càng trở nên quan trọng. Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng một khi bạn đã trên 50 tuổi. Để duy trì cân nặng hợp lý và khỏe mạnh, bạn có thể tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dậy thì cần học 5 cách này để vóc dáng hoàn hảo

(13)
Bạn đã bao giờ từng trải qua cảm giác, khi đang chuẩn bị xúng xính một bộ cánh thật đẹp để đi hẹn hò, thế nhưng lúc kéo chiếc quần jean yêu thích lên ... [xem thêm]

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

(55)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

Viêm gan C là gì và lây qua đường nào?

(95)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Cách làm nước hoa hồng tại nhà để làm đẹp da tự nhiên

(23)
Nước hoa hồng là một trong những sản phẩm làm đẹp phổ biến giúp bạn nâng niu và chăm sóc làn da. Tuy nhiên, bạn không cần bỏ tiền mua mà có thể học cách ... [xem thêm]

Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?

(21)
Con bạn đang ở tuổi dậy thì và phải đối mặt với tình trạng béo phì? Bạn rất lo lắng cho con và mong muốn con sẽ giảm cân? Trước hết, hãy cùng khám phá ... [xem thêm]

Vì sao bạn cần bổ sung axit amin thiết yếu?

(27)
Bạn có thể từng nghe nói đến axit amin thiết yếu có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc… Đây là thành phần dinh dưỡng góp phần ... [xem thêm]

7 cách chế biến yến mạch cực ngon bạn không thể bỏ lỡ

(58)
Bạn biết yến mạch tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả nhưng lại bối rối chẳng biết nên ăn thế nào? Chỉ cần tìm hiểu một chút, bạn có thể ... [xem thêm]

Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời (P1)

(75)
Trái nho được xem là “nữ hoàng trái cây”. Đây không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.Dựa vào màu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN