Testosterone

(4.46) - 63 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm testosterone

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm testosterone là gì?

Testosterone là một hormone giới tính nam lưu thông trong máu. Hormone này sẽ kích thích sự phát triển những đặc điểm liên quan đến giới tính nam. Testosterone được tiết ra từ tuyến thượng thận (ở cả nam và nữ), tiết ra một lượng rất nhỏ từ buồng trứng (ở nữ) và tiết ra một lượng lớn từ tinh hoàn (ở nam).

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm testosterone?

Nồng độ testosterone được dùng để đánh giá khi các đặc điểm giới tính không rõ ràng, dậy thì sớm, hội chứng nam hóa ở nữ, và vô sinh ở nam giới. Xét nghiệm này cũng có thể sử dụng để phát hiện sớm khối u đối với các khối u hiếm gặp ở buồng trứng và tinh hoàn.

Xét nghiệm này cũng được dùng để đánh giá một phụ nữ có những dấu hiệu và triệu chứng như vô kinh, vô sinh, có thể kèm với sự nam hóa. Những đặc điểm nam hóa này có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:

  • Giọng nói trầm;
  • Rậm lông, râu;
  • Hói;
  • Mụn trứng cá;
  • Yết hầu lớn;
  • Giảm kích thước ngực.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm testosterone?

Trước khi thực hiện xét nghiệm testosterone, bạn nên biết:

  • Nồng độ testosterone thường cao ở cả trẻ sơ sinh nam và nữ. Chất này giảm nhẹ sau khi sinh, và sau đó tăng trở lại trong suốt thời kì dậy thì của trẻ. Nồng độ testosterone đạt đỉnh sau dậy thì, và sau đó, giống như những hormone sinh dục khác của nam giới và nữ giới, nồng độ của nó có xu hướng giảm dần theo tuổi.
  • Thuốc có thể làm tăng nồng độ testosterone: thuốc chống co giật, barbiturate, estrogen, và thuốc tránh thai.
  • Thuốc có thể làm giảm nồng độ testosterone: rượu, androgen, dexamethasone, diethylstilbestrol, digoxin, ketoconazole, phenothiazin, spironolactone, và steroid.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm testosterone?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.

Bạn không cần kiêng ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm. Do nồng độ testosterone cao nhất vào buổi sáng sớm, nên bạn sẽ được lấy mẫu máu vào buổi sáng.

Bạn hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Vào ngày xét nghiệm, bạn nên mặc một chiếc áo thun, hay sơ-mi tay ngắn để y tá có thể lấy máu xét nghiệm dễ dàng.

Quy trình thực hiện xét nghiệm testosterone như thế nào?

Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiê

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm testosterone?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của y tá, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì ?

Nng độ cao ( nam) có th cho thy tình trng:

  • U tuyến tùng;
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh;
  • Khối u tinh hoàn hoặc tuyến sinh dục phụ;
  • Cường giáp;
  • Hội chứng kháng testosterone.

Nng độ thp ( nam) có th cho thy tình trng:

  • Hội chứng Klinefelter;
  • Ẩn tinh hoàn;
  • Thiểu năng sinh dục sơ cấp và thứ cấp;
  • Trisomy 21 (hội chứng Down);
  • Bị cắt bỏ tinh hoàn;

Nng độ cao ( n) có th cho thy tình trng:

  • Khối u buồng trứng;
  • Khối u thượng thận;
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh;
  • Khối u lá nuôi;
  • Buồng trứng đa nang;
  • Rậm lông tự phát.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dương vật của nam giới có thể bị gãy khi quan hệ

(70)
Dương vật của nam giới có thể gặp phải những tai nạn dở khóc dở cười khi quá hăng say với cuộc yêu mãnh liệt trên giường! Gặp tai nạn trong lúc ... [xem thêm]

7 lý do gây ngứa tinh hoàn ở nam giới

(53)
Tình trạng ngứa tinh hoàn ở nam giới không những khiến bạn ngại ngùng mà còn là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm cần chữa sớm. Để giải quyết ... [xem thêm]

Xuất tinh ngược dòng

(44)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Đừng để chứng đau lưng dưới hủy hoại đời sống tình dục của bạn

(92)
Những cơn đau thắt lưng ở nam giới có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống như công việc, sinh hoạt hằng ngày và cả tình dục. Thế nhưng bạn vẫn ... [xem thêm]

7 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ có thể “tấn công” cả nam giới

(50)
Phụ nữ thường dễ mắc các bệnh như loãng xương, tuyến giáp, trầm cảm, rối loạn ăn uống, ung thư vú… Những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ này cũng ... [xem thêm]

Cắt ống dẫn tinh hai bên

(56)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt ống dẫn tinh hai bên là gì?Cắt ống dẫn tinh là phương pháp tránh thai vĩnh viễn ở nam giới. Đây là thủ thuật cắt hoàn toàn ... [xem thêm]

Hội chứng XYY

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng XYY là gì?Hội chứng XYY là hội chứng ảnh hưởng đến nam giới. Bình thường, nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc ... [xem thêm]

Ngứa đầu dương vật: Xử lý thế nào đây?

(70)
Khi bị ngứa đầu dương vật, bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn dễ rơi vào tình huống xấu hổ trong giao tiếp hàng ngày. Chỉ cần điều chỉnh một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN