Bệnh giang mai là gì? Có những triệu chứng gì? Phòng tránh ra sao? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh hoặc chữa trị nhé.
Mặc dù đã có biện pháp chữa trị nhưng nếu để lâu, bệnh có thể gây ra các biến chứng lên tim, động mạch chủ, não, mắt, xương, thậm chí có thể tử vong.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục, đôi khi là qua các nụ hôn sâu hay tiếp xúc cơ thể quá gần gũi với người bệnh. Vi khuẩn gây bệnh giang mai mang tên Treponema pallidum. Khi bệnh mới khởi phát, đa số bệnh nhân thường nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác nên làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang con. Những trẻ em bị nhiễm có thể bị dị tật hay thậm chí là chết non. Tuy nhiên, giang mai không lây qua các con đường như bệ ngồi toilet, nắm cửa, hồ bơi, bồn tắm, mặc đồ chung hay dùng chung muỗng đũa.
Các giai đoạn và dấu hiệu bệnh giang mai
- Giai đoạn một hay giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này, bệnh làm xuất hiện vết loét trên da nhưng không gây ngứa hoặc đau. Vết loét giang mai xuất hiện ở bộ phận sinh dục hay ở trong vùng quanh miệng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh 10–90 ngày (khoảng 3 tuần). Chúng sẽ tự lành trong 6 tuần và không để lại sẹo mà không cần chữa trị.
- Giai đoạn hai: Giai đoạn này bắt đầu trong khoảng 6 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và sẽ kéo dài khoảng 1–3 tháng. Bệnh nhân thường thấy những mảng sần đỏ ở tay, lòng bàn tay lòng bàn chân và có thể ở những vùng khác. Các mụn nước ở háng và mảng trắng trong miệng, nổi hạch, sốt và có thể sụt cân. Giai đoạn hai cũng tự khỏi như giai đoạn một.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Đây là giai đoạn ủ bệnh và không có bất kỳ triệu chứng nào;
- Giai đoạn ba: Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới tim, não, hệ thần kinh dẫn đến bại liệt, mù, mất trí, điếc, mất sức hay nghiêm trọng hơn là tử vong.
Để phát hiện bệnh, bạn có thể thử máu tại bệnh viện.
Giang mai ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi?
Bệnh giang mai có thể truyền từ máu của mẹ qua nhau thai và lây cho con bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nó cũng có thể lây nhiễm cho bé trong khi sinh. Nếu phát hiện và điều trị sớm, mẹ giang mai sinh con bình thường là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu không điều trị, thai nhi sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt nếu mẹ bị giang mai giai đoạn đầu thì bệnh dễ lây cho con nhất. Khoảng 50% phụ nữ có thai bị bệnh giang mai sớm nhưng không được điều trị đã khiến thai nhi bị lây nhiễm. Mẹ có thể bị sẩy thai, nguy cơ sinh non và Thiếu máu.
Hầu hết trẻ sơ sinh không có những triệu chứng này ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, nếu không điều trị, chúng sẽ phát triển một số triệu chứng trong vòng 1–2 tháng đầu sau khi sinh và bé sẽ gặp nhiều vấn đề hơn sau này, chẳng hạn như biến dạng xương và răng, mất thị giác và thính giác cũng như các vấn đề thần kinh nghiêm trọng khác. Đó là lý do tại sao phụ nữ phải đi xét nghiệm và điều trị bệnh dứt điểm trong thời kỳ mang thai.
Cách trị bệnh giang mai an toàn cho mẹ bầu
Penicillin là thuốc kháng sinh an toàn duy nhất trong thời kỳ mang thai và có thể điều trị bệnh giang mai thành công cả mẹ lẫn con. Bác sĩ sẽ tiêm một hoặc nhiều lần penicillin, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và liệu bạn bị chứng đau thần kinh hay không. Nếu bạn nhịp tim của thai nhi. Nếu bạn đang ở nửa sau của thai kỳ có thể bị co thắt. Nếu thấy bất kỳ sự co thắt hoặc giảm chuyển động của bào thai, bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp, bạn cần phải vào viện để được theo dõi.
Chồng của bạn cũng cần phải được kiểm tra và sẽ được điều trị nếu có quan hệ tình dục với bạn trong 3 tháng qua, ngay cả khi xét nghiệm máu của chồng là âm tính. Bạn cần phải tránh