Xua tan nỗi lo sẹo rỗ với nhiều lựa chọn trong điều trị

(4.29) - 70 đánh giá

Sẹo ở mặt là mối lo ngại lớn vì nó ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài và làm mất đi sự tự tin. Vì không biết cách điều trị đúng hướng mà nhiều người phải sống chung với nỗi lo này mỗi ngày. Hãy cùng Chúng tôi tham khảo các phương pháp trị sẹo trên mặt hiệu quả nhé!

Sẹo ở mặt có rất nhiều dạng và nguyên nhân thường là do thương tích, mụn trứng cá, bỏng hoặc phẫu thuật. Vì khuôn mặt là nơi bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường, sẹo ở đây sẽ khó chữa lành hơn. Để điều trị sẹo trên mặt, bạn có rất nhiều lựa chọn để cân nhắc. Dưới đây là một số cách trị sẹo trên mặt bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Trị sẹo trên mặt bằng phương pháp mài mòn da

Mài mòn da là một trong những phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất giúp điều trị các vết sẹo ở mặt. Phương pháp này nên được thực hiện bởi bác sĩ da liễu giỏi chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một số biến chứng khi trị sẹo bằng phương pháp mài mòn da bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Da sậm màu
  • Đỏ và sưng
  • Da kém mịn màng

Trị sẹo trên mặt bằng mặt nạ hóa học (Peel)

Một số loại mặt nạ hóa học chứa các axit nhẹ sẽ đi vào lớp trên của da. Kết quả là giúp bong lớp tế bào chết ở lớp da phía trên (biểu bì), để lộ một lớp da mới.

Có ba loại mặt nạ hóa học:

  • Lột sâu: Loại mặt nạ này sử dụng phenol và là loại phổ biến nhất được sử dụng cho các vết sẹo sâu, lâu năm vì có tác dụng sâu vào lớp da.
  • Lột nông – Chỉ tác dụng trên lớp nông của bề mặt da: Loại này có tác dụng nhẹ hơn và có khả năng cải thiện sự đổi màu của những vết sẹo nhỏ.
  • Lột trung bình – trung gian giữa 2 loại trên: Bác sĩ sẽ sử dụng axit glycolic để cải thiện tình trạng thâm của vết sẹo.

Các loại mặt nạ sâu phát huy công dụng nhanh và hiệu quả. Vết thương trên khuôn mặt sẽ được băng lại và bạn cần thay băng hàng ngày. Bạn cũng nên dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại mặt nạ hóa học là phương pháp điều trị da phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đối với việc điều trị sẹo, bạn chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ hóa học từ bác sĩ da liễu có chuyên môn.

Trị sẹo bằng phương pháp laser tái tạo bề mặt

Phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser cũng giống như mặt nạ hóa học và phương pháp mài mòn da, với mục đích loại bỏ lớp da chết trên cùng. Không giống như axit và các phương pháp khác, trị sẹo bằng laser tái tạo bề mặt sử dụng các chùm tia laser công suất cao để loại bỏ phần da bị sẹo.

Phương pháp này sử dụng hai loại laser là laser erbium và laser CO2. Trong khi laser erbium là phương pháp an toàn nhất cho mặt, laser CO2 lại là phương pháp có hiệu quả nhất trong điều trị vết sẹo. Sau khi thực hiện phương pháp laser, bạn cần phải chăm sóc cẩn thận cho phần da vừa được điều trị.

Trị sẹo trên mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ

Không giống như các phương pháp trên, phẫu thuật là một quá trình xâm lấn, trong đó mô sẹo ở mặt được phẫu thuật cắt bỏ hoặc biến đổi bằng dao. Tùy thuộc vào hình dạng, vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ vết sẹo, thậm chí di chuyển vết sẹo để giảm thiểu sự xuất hiện của nó. Không giống như các phương pháp điều trị khác, bạn cần gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thay vì bác sĩ da liễu để thực hiện phương pháp này. Bạn nên tìm kiếm những bác sĩ phẫu thuật đã qua đào tạo chuyên sâu với nhiều kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ cho các vết sẹo ở mặt.

Những phương pháp làm mờ sẹo trên mặt tại nhà

Các biện pháp tại nhà được xem là cách hợp lý và ít xâm lấn hơn để điều trị vết sẹo trên mặt. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì trong thời gian dài để vết sẹo mờ dần. Sau đây là một số cách trị sẹo ở mặt bạn có thể lựa chọn:

1. Nha đam

Nha đam có thể giúp giữ ẩm cho da và làm lành sẹo nhanh. Nha đam có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm giảm sưng, đỏ vết thương. Ngoài ra, các chất se tự nhiên trong nha đam có thể giúp loại bỏ dầu thừa và tế bào chết.

2. Mật ong

Mật ong giúp làm giảm tình trạng đỏ và nhiễm trùng trên da. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giữ ẩm và kích thích tái tạo mô, do đó, mật ong thường được sử dụng chung với các nguyên liệu khác trong chăm sóc da.

3. Nghệ

Trong nghệ có chứa chất curcumin rất tốt trong điều trị và ngăn ngừa sẹo trên mặt. Curcumin là một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp làm giảm melanin dư thừa, làm tăng sắc tố cho vết sẹo và giúp vùng da sẹo đều màu hơn.

4. Chanh

Có chứa axit alpha hydroxy (AHA) được xem như một chất tẩy trắng tự nhiên, giúp tái tạo tế bào mới và đàn hồi cho da. Tuy nhiên, khi sử dụng chanh, da bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Do đó, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da với SPF trước khi ra ngoài đường vào ban ngày.

5. Sáp dưỡng ẩm

Sáp dưỡng ẩm có tác dụng dưỡng ẩm, giúp ngăn ngừa vết sẹo trở nên tệ hơn.

6. Gel bôi sẹo

Trong gel có chứa nhiều chất giúp dưỡng ẩm cho da và làm mờ sẹo. Để thấy được kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm liên tục. Nhiều người thường đợi đến khi sẹo hình thành rõ rệt rồi mới bắt đầu dùng gel chăm sóc sẹo và việc sử dụng cũng không tuân thủ thời gian lẫn liều lượng, do đó mà hiệu quả mang lại không cao. Tốt nhất, bạn nên dùng ngay khi vết thương đã khép miệng và lên da non để cải thiện sẹo một cách tối ưu nhất nhé.

Cách giảm và ngăn ngừa sẹo trên mặt

Điều trị vết thương trên da đúng cách giúp giảm thiểu, thậm chí ngăn ngừa sẹo xuất hiện. Nếu bạn bị thương hoặc bị một vết cắt trên mặt, bạn nên rửa vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ với nước sạch, sau đó giữ cho vết thương sạch và thoáng. Dùng sáp dưỡng ẩm hoặc vaseline bôi vào vết thương giúp giữ ẩm và ngăn ngừa sẹo trên mặt hình thành. Lưu ý rằng một số thuốc bôi như thuốc kháng sinh neosporin có thể gây kích ứng tại chỗ, làm tình trạng nặng hơn.

Dùng kem chống nắng cũng giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo khi vết thương đã lành. Bằng cách bôi kem lên mặt mỗi ngày, bạn sẽ ngăn ngừa vết sẹo chuyển màu nâu hoặc đỏ do tác động của ánh nắng. Trong một số trường hợp, kem chống nắng còn làm vết sẹo mờ dần. Hãy đảm bảo sử dụng các loại kem với chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn.

Những lưu ý khi điều trị sẹo trên mặt

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị sẹo ở mặt, nhưng sự lựa chọn cuối cùng còn phụ thuộc vào khả năng tài chính, những rủi ro có thể xảy ra và loại vết sẹo mà bạn có. Điều quan trọng là bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ da liễu để có lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên lưu ý rằng, hầu hết các vết sẹo đều sẽ lưu lại trên da vĩnh viễn. Mặc dù việc điều trị sẽ làm giảm đáng kể sự xuất hiện của sẹo, nhưng nó không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo hay không có cách làm hết sẹo trên mặt triệt để.

Một khi vết thương đã biến thành sẹo, nó thường không gây ảnh hưởng nhiều, ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu vết sẹo bắt đầu ngứa, chuyển sang màu đỏ hoặc lớn hơn, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.

Trên đây là một số phương pháp điều trị sẹo trên mặt. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết” để hiểu rõ hơn cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không còn nỗi lo đau lưng, đau cổ với thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng ATM2

(28)
Với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh-cột sống, chứng đau lưng hay đau vai là điều rất thường gặp phải. Thay vì dùng thuốc hay giải pháp ... [xem thêm]

Viêm niệu đạo không do lậu (NGU)

(93)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo không do lậu là bệnh gì?Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm (sưng đỏ) niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ... [xem thêm]

Bình rửa mũi: Cứu tinh khi bạn bị nghẹt mũi!

(73)
Chiếc bình rửa mũi có thể giúp bạn đẩy bớt chất nhầy khi bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hay viêm xoang. Chiếc bình này tuy nhỏ gọn nhưng lại là ... [xem thêm]

Trẻ hóa vùng kín: Những nguy cơ tiềm ẩn bạn nên biết

(13)
Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ trẻ hóa vùng kín để làm đẹp “cô bé” và cải thiện chuyện chăn gối? Nếu có ý định đăng ký các dịch vụ làm hồng, se ... [xem thêm]

7 tác dụng của cà chua với da mặt khiến bạn bất ngờ

(68)
Cà chua không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được nhiều người sử dụng để làm đẹp da. Cách làm đẹp bằng cà chua dù là qua chế ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

(38)
Viện Huyết học Truyền máu Trung ương chính thức thành lập vào năm 2004 với tiền thân thuộc Bệnh viện Bạch Mai (thành lập năm 1984). Viện Huyết học Truyền ... [xem thêm]

Bệnh thận đa nang và 8 điều bạn có thể chưa biết

(72)
Hiện nay, không ít chuyên gia đã đánh giá bệnh thận đa nang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng thận. Thận đa nang là thuật ngữ ... [xem thêm]

Mẹ có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ?

(60)
Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu nhất là với trẻ nhỏ. Việc chẳng may bé yêu bị mụn cóc khiến bạn băn khoăn không biết có nên tự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN