Xét nghiệm số lượng virus HIV

(4.07) - 14 đánh giá

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm số lượng virus HIV

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm số lượng virus HIV là gì?

Xét nghiệm số lượng virus là xét nghiệm được dùng để đo lượng virus HIV có trong máu. Xét nghiệm này được thực hiện khi bạn đã bị nhiễm HIV. Nó sẽ được thực hiện ngay khi bác sĩ chẩn đoán bạn nhiễm HIV và con số này sẽ đóng vai trò là con số cơ sở, những xét nghiệm đo lượng virus sau này sẽ được so sánh với con số cơ sở này. Bởi vì lượng virus sẽ thay đổi từ ngày này qua ngày khác, nên xét nghiệm này sẽ được thực hiện nhiều lần để xác định việc nhiễm HIV có ngày càng trở nên nặng hơn hay không. Nếu xét nghiệm cho thấy số lượng virus trong máu ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV ngày càng nghiêm trọng. Còn nếu ngược lại, việc bị lây nhiễm đã được kiềm hãm lại.

Số lượng virus được đo bằng một trong 3 cách sau:

  • Xét nghiệm PCR Reverse-transcriptase polymerase (RT-PCR) (PCR enzyme polymerase phiên mã ngược).
  • Xét nghiệm nhánh DNA (bDNA).
  • Xét nghiệm khuếch đại trình tự axit nucletic (NASBA).

Những xét nghiệm này đo số lượng vật liệu di truyền (RNA) của HIV trong máu. Nhưng mỗi loại xét nghiệm sẽ cho kết quả khác nhau, nên trong quá trình điều trị, bạn chỉ nên dùng một loại xét nghiệm duy nhất.

Khi nào bạn nên xét nghiệm số lượng virus HIV?

Những thời điểm bạn cần thực hiện xét nghiệm số lượng virus HIV bao gồm:

  • Sau khi được chẩn đoán. Điều này sẽ giúp bạn có một số lương virus cơ sở ban đầu để đem đi so sánh với kết quả của các xét nghiệm khác sau này.
  • Cứ mỗi 2 tới 8 tuần từ lúc bắt đầu điều trị hay có sự thay đổi về phương pháp điều trị. Điều này sẽ giúp đánh giá phương pháp điều trị hiệu quả đến mức nào.
  • Cứ mỗi 3 đến 6 tháng hay theo bác sĩ chỉ dẫn nếu phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp đo số lượng virus cùng với xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4+ để quyết định khi nào nên bắt đầu trị liệu bằng thuốc ARV.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm số lượng virus HIV?

Kết quả từ những phương pháp xét nghiệm khác nhau (RT-PCR, bDNA, NASBA) để đo lượng virus không thể so sánh với nhau được. Nên trong quá trình điều trị, bạn chỉ nên dùng một loại xét nghiệm duy nhất. Kết quả lượng virus không phát hiện được không có nghĩa là bạn không còn virus HIV trong máu mà là do lượng HIV trong máu quá thấp nên xét nghiệm không thể phát hiện ra. HIV vẫn có thể được truyền sang người khác ngay cả khi xét nghiệm không thể phát hiện ra virus.

Xét nghiệm số lượng virus không được sử dụng để chẩn đoán HIV, người ta sẽ sử dụng xét nghiệm kháng thể HIV để làm điều này.

Xét nghiệm số lượng virus HIV thực hiện bởi phương pháp PCR thường rất nhạy, dẫn tới việc sẽ làm dương tính giả (có nghĩa là bạn không bị nhiễm HIV, nhưng xét nghiệm lại nói là bạn bị nhiễm).

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm số lượng virus HIV?

Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi xét nghiệm.

Ngoài ra, có một số trường hợp bạn không thể thực hiện xét nghiệm hoặc nếu có thực hiện kết quả cũng sẽ không chính xác là:

  • Bạn đang có một nhiễm trùng trong cơ thể, ví dụ như là viêm phổi.
  • Bạn vừa chích ngừa vắc xin trong thời gian gần đây, ví dụ như vắc xin cúm.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn nằm trong những trường hợp trên.

Quy trình thực hiện xét nghiệm số lượng virus HIV

Bác sĩ sẽ sát trùng vùng ở cánh tay hay cùi chỏ với miếng sát trùng hay miếng gạc tẩm cồn. Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ quấn một dải băng đàn hồi quanh đầu cánh tay để tăng dòng máu lưu thông. Điều này sẽ giúp việc lấy máu từ tĩnh mạch dễ dàng hơn.

Tay bạn được chích lấy máu bởi kim tiêm vào trong tĩnh mạch.

Khi máu đã được lấy đủ, bác sĩ sẽ lấy kim ra. Sau đó sẽ đè miếng tăm bông và băng cá nhân lên để cầm máu.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm số lượng virus HIV?

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm thường sẽ có sau 2 ngày.

Kết quả đo số lượng virus sẽ được báo cáo dưới dạng số liệu bản sao HIV (copies/mL) trong máu. Mỗi virus sẽ được gọi là 1 bản sao vì HIV sẽ sao lại thông qua việc nhân sao chính nó.

Số lượng virus HIV:

  • Bình thường: HIV không được phát hiện trong máu.
  • Bất bình thường: HIV được phát hiện trong máu. Bác sĩ sẽ so sánh lượng virus hiện tại với lượng virus đo được ở những lần trước đó.

Nếu lượng virus trong máu tăng, điều đó có nghĩa là việc nhiễm HIV ngày càng nghiêm trọng. Và ngược lại, nếu lượng virus giảm, việc nhiễm HIV đã được kiềm hãm.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nồng độ cortisol trong máu

(43)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm CortisolBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cortisol trong máu là gì?Xét nghiệm cortisol trong máu sử dụng một ... [xem thêm]

Chụp X-quang nha khoa

(71)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang nha khoaBộ phận cơ thể: Răng và miệngTìm hiểu chungChụp X-quang nha khoa là gì?Chụp X-quang nha khoa là những hình ảnh chụp răng, ... [xem thêm]

CO2

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm Bicarbonate (xét nghiệm CO2)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm CO2 là gì?Xét nghiệm bicarbonate, hay còn gọi là ... [xem thêm]

Kháng thể kháng Jo-1

(11)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kháng thể kháng Jo-1Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu.Tìm hiểu chungXét nghiệm kháng thể kháng Jo-1 là gì ?Xét nghiệm kháng thể ... [xem thêm]

Thử thai tại nhà

(43)
Tên kĩ thuật y tế: Thử thai tại nhàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểuTìm hiểu chungThử thai tại nhà là gì?Thử thai tại nhà là một xét nghiệm dùng que ... [xem thêm]

Peptit natri lợi niệu não

(53)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])Bộ ... [xem thêm]

Chụp X quang

(45)
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. X quang là gì? X quang là một loại bức xạ năng lượng ... [xem thêm]

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

(38)
Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN