Peptit natri lợi niệu não

(3.67) - 53 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm peptit natri lợi niệu não là gì?

NP (peptit natri lợi niệu) là peptit nội tiết-thần kinh chống lại các hoạt động của hệ thống renin-angiotensin. Có ba loại peptit natri lợi niệu chủ yếu: ANP, BNP, và CNP. ANP (peptit natri lợi niệu tâm nhĩ) được tổng hợp tại cơ tim ở tâm nhĩ. Nguồn tạo chính BNP (peptide natri lợi niệu não) là tâm thất tim. CNP (peptit natri lợi niệu nhóm C) đầu tiên được tìm thấy trong hệ thống thần kinh nhưng sau đó người ta phát hiện CNP được sản xuất bởi các tế bào nội mô. Các peptit tim liên tục được tạo ra bởi các tế bào cơ tim với lượng thấp. Tuy nhiên, tốc độ tạo ra các peptit này có thể tăng lên do một loạt các yếu tố liên quan đến thần kinh nội tiết và yếu tố sinh lý, bao gồm cả động lực máu để điều chỉnh thể tích cuối thời kỳ trương tâm và công mà tâm thất phải thực hiện để thắng áp lực. Vì những đặc tính này, BNP và ANP liên quan đến bệnh tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch vàn. ANP và BNP lần lượt được tạo ra giúp giãn nhĩ và giãn thất. Các peptide này gây ra giãn mạch và ức chế sự tiết aldosterone từ tuyến thượng thận và renin từ thận, do đó làm tăng natri thải qua nước tiểu và giảm thể tích máu.

Đặc biệt BNP (peptide natri lợi niệu não) liên quan tới áp lực tâm thất trái. Vì lí do đó, BNP là một chất chỉ thị tốt của bệnh suy tim xung huyết. BNP càng cao, suy tim xung huyết càng nặng. Xét nghiệm này được sử dụng trong trường hợp cấp cướu để hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán phân biệt suy tim với với khó thở (SOB). Nếu lượng BNP tăng, bệnh nhân khó thở do mắc suy tim xung huyết. Nếu mức BNP bình thường, bệnh nhân khó thở do phổi chứ không phải do tim. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá khó thở ở bệnh nhân bệnh phổi và bệnh tim mãn tính.

Hơn nữa, BNP là một phương pháp tiên lượng hữu ích và được sử dụng trong phân tầng nguy cơ suy tim xung huyết. Bệnh nhân suy tim xung huyết có lượng BNP không trở lại bình thường nhanh sau khi điều trị có nguy cơ tử vong cao trong những tháng sau đó đáng kể hơn so với những người có nồng độ BNP nhanh chóng quay về bình thường sau điều trị. Khi bệnh nhân có dấu hiệu đào thải sớm sau ghép tim, lượng BNP có thể tăng lên.

BNP cũng cao ở bệnh nhân cao huyết áp hệ thống kéo dài và bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính (MI).

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm peptit natri lợi niệu não?

Peptit natri lợi niệu não được sử dụng để xác định và phân loại bệnh nhân bị suy tim sung huyết.

Bệnh nhân có suy tim sung huyết có thể có các triệu chứng:

  • Khó thở, thở hụt hơi;
  • Mệt mỏi;
  • Phù bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bụ

Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện trong phòng cấp cứu khi bệnh nhân đang nguy kịch và/hoặc có các triệu chứng do suy tim mà bác sĩ lâm sàng cần xác định nhanh xem bệnh nhân có suy tim sung huyết hay một bệnh lý khác.

Nhiều xét nghiệm BNP hay NT-proBNP có thể được thực hiện theo thời gian khi một người đang được điều trị suy tim nhằm theo dõi tác động của điều trị.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm peptide natri lợi niệu não?

Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên biết:

  • Mức NBP ở phụ nữ khỏe mạnh thường cao hơn ở nam giới khỏe mạnh.
  • Mức BNP cao ở những bệnh nhân lớn tuổi.
  • Nồng độ BNP có thể tăng ở những người có bệnh thận do sự giảm độ thanh thải của chất này.
  • Mức BNP cao sau 1 tháng phẫu thuật ở bệnh nhân đã phẫu thuật tim.
  • Có một vài phương pháp khác nhau để đo BNP. Giá trị bình thường sẽ khác nhau hoặc giống nhau tuỳ theo toàn bộ protein hay các phân đoạn BNP được đo.
  • Thuốc Natrecor (nesiritide), một hình thức tái tổ hợp của peptit nội sinh, được sử dụng để điều trị suy tim, sẽ làm tăng nồng độ BNP trong vài ngày.
  • Nồng độ BNP giảm ở hầu hết những người đang điều trị suy tim bằng thuốc, chẳng hạn nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể beta, và các thuốc lợi tiểu.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm peptit natri lợi niệu não?

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên lắng nghe bác sĩ giải thích và hướng dẫn qui trình thực hiện.

Bạn cũng không cần phải nhịn ăn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm peptit natri lợi niệu não như thế nào?

Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu từ tĩnh mạch vào ống nghiệm chống đông bằng EDTA (thường là ống nghiệm nắp màu tím).

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm peptit natri lợi niệu não?

Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết qu bình thường:

  • ANP: 22-77 pg/mL hoặc 22-77 ng/L (đơn vị SI).
  • BNP:
    Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chụp cộng hưởng từ MRI não

(99)
Chụp cộng hưởng từ não là gì? Chụp cộng hưởng từ (MRI) não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và không gây đau nhờ sử dụng từ trường và sóng ... [xem thêm]

ERCP

(17)
ERCP là một thủ thuật dùng ống nội soi và tia X để quan sát ống tụy và ống mật. ERCP cũng được dùng để lấy sỏi mật hoặc lấy một mẫu mô nhỏ mang đi ... [xem thêm]

Dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

(11)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Khả năng phân huỷ đườngTìm hiểu chungXét nghiệm dung nạp ... [xem thêm]

Chụp mạch máu võng mạc

(21)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp mạch máu võng mạcBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MắtTìm hiểu chungChụp mạch máu võng mạc là gì?Chụp mạch máu võng mạc là một thủ ... [xem thêm]

Axit amin

(49)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm axit aminBộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu, nước tiểuTìm hiểu chungXét nghiệm axit amin là gì?Xét nghiệm axit amin là xét nghiệm ... [xem thêm]

Xét nghiệm HbA1c

(79)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm HbA1c/Định lượng glycohemoglobin (HbA1c, A1c)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungHba1c là xét nghiệm gì?Định lượng ... [xem thêm]

Cryglobutin

(56)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm cryoglobulin (globulin lạnh)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cryoglobulin là gì?Với xét nghiệm cryoglobulin, mẫu ... [xem thêm]

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

(38)
Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN