Hen phế quản mãn tính và COPD: Đừng nhầm lẫn

(4.28) - 70 đánh giá

Hen phế quản mãn tính thường bị nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) song về bản chất, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.

CPOD là thuật ngữ chung mô tả các bệnh hô hấp như khí phế thủng và viêm phế quản mãn tính. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh COPD là giảm lưu lượng khí lưu thông và viêm các mô ở đường thở.

Trong khi đó, hen phế quản mãn tính là bệnh riêng biệt về đường hô hấp. Nó khác biệt với COPD dù đôi khi 2 loại bệnh này có những triệu chứng tương tự nhau như ho dai dẳng, khó thở và thở khò khè.

Hen phế quản mãn tính là yếu tố nguy cơ để phát triển COPD, đặc biệt là với những bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ những yếu tố sau đây, bạn sẽ thấy 2 bệnh này khác biệt nhau như thế nào.

Sự khác nhau giữa hen phế quản mãn tính (hen suyễn) và COPD

Tuổi tác

Hen suyễn thường xảy ra ở trẻ em. Trong khi đó, COPD là bệnh hay gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên đã từng hoặc đang hút thuốc lá. Dù vậy, 2 bệnh này có một trong nhiều triệu chứng chung là tắc nghẽn đường thở.

Nguyên nhân

Đối với hen suyễn, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tuy nhiên, những dữ liệu phân tích trên nhiều bệnh nhân hen suyễn khác nhau cho thấy bệnh có thể xảy ra do yếu tố môi trường và di truyền. Những tác nhân gây bệnh hen suyễn từ môi trường bao gồm phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc, lông thú cưng, nhiễm trùng đường hô hấp, khói thuốc lá, không khí lạnh….

Đối với bệnh COPD, nguyên nhân gây bệnh lớn nhất là do hút thuốc lá. Ở một số vùng miền, bệnh này cũng có thể xuất hiện do bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với khói đốt than, củi để nấu ăn hoặc sưởi ấm. Theo phân tích của các chuyên gia y tế, việc hít phải khói than, khói thuốc lá một cách chủ động hoặc bị động trong thời gian dài sẽ khiến phổi bị kích thích, các ống phế quản và túi khí mất đi tính đàn hồi tự nhiên và giãn nở quá mức. Từ đó, không khí không lưu thông bình thường mà bị giữ lại trong phổi khi bạn thở ra.

Yếu tố kích thích bệnh

Những triệu chứng của bệnh hen phế quản mãn tính trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với những yếu tố như chất gây dị ứng, không khí lạnh, hoạt động thể chất quá sức.

Trong khi đó, bệnh COPD có diễn biến tăng nặng khi bệnh nhân bị các chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Mặt khác, COPD cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân sống trong môi trường bị ô nhiễm.

Phương pháp điều trị

Vì bản chất 2 bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị cho từng bệnh cũng không giống nhau.

Điều trị hen phế quản mãn tính

Bệnh hen phế quản mãn tính chủ yếu điều trị bằng thuốc.

Dù rất khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh hen phế quản mãn tính có thể được kiểm soát bằng loại thuốc điều trị thích hợp. Điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh là xác định tác nhân gây bệnh để đưa ra các biện pháp phòng tránh tác nhân ấy. Trong suốt thời gian chữa bệnh hen suyễn, bệnh nhân cũng rất cần phải chú ý đến nhịp thở của mình để đảm bảo thuốc điều trị đang phát huy tác dụng.

Những loại thuốc điều trị hen phế quản mãn tính phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản như thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn, ipratropium (Atrovent), corticosteroid đường uống và đường tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài như corticosteroid dạng hít, thuốc điều chế leukotriene, thuốc chủ vận beta tác dụng dài, thuốc hít kết hợp nhựa nhiệt phế quản theophylline.

Nhựa nhiệt phế quản là khái niệm chỉ việc làm nóng bên trong phổi và đường thở bằng điện cực. Nó thu nhỏ các cơ trơn để làm giảm khả năng thắt chặt đường thở. Điều này giúp bệnh nhân dễ thở hơn và kiểm soát được cơn hen.

Điều trị COPD

Giống như hen suyễn, việc điều trị COPD cũng đòi hỏi một thời gian dài. Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là bệnh nhân phải bỏ thói quen hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Có thể nói, đây là cách duy nhất để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số sản phẩm thay thế chất nicotine trong thuốc lá hoặc các phương pháp trị liệu khác để hỗ trợ quá trình cai thuốc lá.

Các phương pháp điều trị COPD phổ biến khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc hít, thuốc hít kết hợp, thuốc uống, thuốc ức chế phosphodiesterase-4, theophylline và kháng sinh.
  • Liệu pháp hỗ trợ phổi bao gồm liệu pháp oxy, các chương trình phục hồi chức năng phổi liên quan đến chế độ ăn uống, tập luyện và cách làm tăng chất lượng sống.
  • Phẫu thuật: Phương pháp điều trị này có 3 hình thức:
    • Phẫu thuật giảm thể tích phổi. Kỹ thuật này nhằm loại bỏ các khu vực mô phổi bị tổn thương để tăng không gian trong khoang ngực cho các mô phổi khỏe mạnh hoạt động.
    • Phẫu thuật ghép phổi là kỹ thuật thay thế phổi bị bệnh hoặc tổn thương bằng phổi khỏe mạnh.
    • Phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ những bất thường trong không gian phổi, giúp bệnh nhân cải thiện nhịp thở.

Cả hen phế quản mãn tính và COPD đều là bệnh cần có thời gian điều trị lâu dài nhưng triển vọng của từng trường hợp khác nhau.

Hen phế quản mãn tính có xu hướng dễ kiểm soát hơn từng ngày khi bệnh nhân đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Trong khi đó, COPD chỉ có thể ngăn ngừa bệnh không diễn biến xấu hơn khi điều trị chứ không giúp bệnh thuyên giảm.

Dù có những biểu hiện ban đầu khá giống nhau nhưng khi đi khám bệnh, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân xác định chính xác mình đang mắc hen phế quản mãn tính hay COPD để lên phác đồ điều trị phù hợp. Trong bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch điều trị, tuyệt đối không hút thuốc, không tiếp xúc với khói thuốc và nơi bị ô nhiễm không khí để nhanh chóng kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng suy thận: điều trị thế nào?

(99)
Suy thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người qua một số cách khác nhau. Một số người bị mệt mỏi, số khác mất cảm giác ngon miệng khi ăn ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về sùi mào gà ở miệng?

(91)
Sùi mào gà ở miệng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nam giới. Bạn nên cẩn thận với vấn đề này vì nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm ... [xem thêm]

Bệnh thận IgA và những điều bạn cần biết

(27)
Bạn sẽ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu lẫn trong nước tiểu. Chảy máu đường tiết niệu có thể là nguyên nhân của tình trạng ... [xem thêm]

Quả xoài – loại thực phẩm giúp cơ thể trẻ, khỏe và đẹp

(66)
Quả xoài thơm ngon và mọng nước bạn đang ăn có nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn đấy. Nó được gọi là “ông hoàng của các loại trái ... [xem thêm]

Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

(26)
Bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường gặp rất nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do những người bị đột quỵ thường mắc các bệnh như tăng ... [xem thêm]

Biện pháp phòng tránh tai nạn mùa hè cho con của bạn

(61)
Trẻ em có thể gặp tai nạn ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ gặp tai nạn trong mùa hè sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác vì ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Bệnh tim mạch ở phụ nữ ngày càng trẻ hóa, do đâu?

(65)
Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ bệnh nhân nữ nhập viện liên quan đến cơn đau tim ở độ tuổi 35–54 tăng từ 21% lên 31%. Nguyên nhân khiến số phụ nữ mắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN