Viêm lợi ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

(3.7) - 87 đánh giá

Viêm lợi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong số các bệnh về răng miệng. Việc tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ.

Bé nhà bạn thường hay bị chảy máu khi đánh răng? Răng của bé bị lung lay còn lợi thì bị đổi màu? Nếu câu trả lời của bạn là “có” cho một trong hai câu hỏi trên thì nhiều khả năng bé cưng nhà bạn đã bị bệnh viêm lợi. Viêm lợi là bệnh gì và làm thế nào để điều trị? Hãy xem những chia sẻ sau của Chúng tôi để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Viêm lợi là tình trạng các mô bao quanh có tác dụng, nâng đỡ và hỗ trợ răng bị nhiễm trùng. Đây là bệnh khá phổ biến trong các bệnh về răng miệng, đặc biệt thường xảy ra nhiều ở trẻ em. Nếu không chăm sóc cẩn thận, tình trạng này sẽ khiến nướu răng bị tổn thương trầm trọng, xuất hiện mủ quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng.

Không những vậy, tình trạng này còn có thể làm nướu bị tụt, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay, cuối cùng dẫn đến tình trạng rụng răng. Vì vậy, nếu thấy trẻ có các triệu chứng bị viêm lợi, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra ngay.

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em nhưng phổ biến nhất vẫn là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và làm hỏng nướu răng. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng và yêu cầu trẻ đánh răng thường xuyên mỗi ngày.

Bên cạnh mảng bám còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây viêm lợi như:

  • Viêm lợi do mọc răng: là tình trạng có tính chất tạm thời, thường gặp vào lúc trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, thời điểm trẻ mọc răng vĩnh viễn.
  • Viêm lợi do sang chấn: thường gặp do các sang chấn cơ học như xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng…
  • Viêm lợi do vi khuẩn Herpes: xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bình thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra biến chứng liên quan đến não bộ.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi đứa trẻ mà sẽ có các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
  • Răng lung lay
  • Hơi thở hôi
  • Lợi có màu sắc bất thường
  • Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu
  • Lợi bị tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài
  • Lở loét bên trong má, nướu răng.

Điều trị viêm lợi ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm lợi, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị bởi sẽ không trị được tận gốc mà còn khiến bệnh âm ỉ kéo dài. Để điều trị viêm lợi, nha sĩ có thể gợi ý cho bạn một số phương pháp sau:

Loại bỏ mảng bám và cao răng

Bạn cần đưa trẻ đến phòng khám để nha sĩ lấy cao răng. Sau khi đã làm sạch, nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bên cạnh việc loại bỏ mảng bám, nha sĩ sẽ cho trẻ dùng thêm thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể dùng thêm nước súc miệng có chứa thuốc hydrogen peroxide, xylocaine hoặc nước muối để tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu.

Phẫu thuật

Nếu bệnh chuyển sang viêm nha chu, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Nha sĩ có thể sẽ phải bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng.

Ghép nướu

Nếu mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị được, nha sĩ có thể lấy một mô nướu khỏe mạnh từ một phần khác và đắp vào phần mô bị hỏng. Điều này sẽ giúp trẻ có nụ cười đẹp, tránh sự ê buốt khi ăn uống, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như phá hủy mô nướu, phá hủy xương…

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị viêm lợi:

  • Đánh răng kỹ hai lần mỗi ngày (sau khi ăn và trước khi đi ngủ), mỗi lần ít nhất ba phút.
  • Cho trẻ dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng.
  • Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm có thể chải sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi. Thay bàn chải đánh răng sau ba đến bốn tháng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế ăn các món ăn vặt, món ăn chứa nhiều đường vì những món ăn này có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mảng bám.
  • Đưa trẻ đi để kiểm tra răng miệng thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi năm.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thai nhi 38 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(76)
Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổiThai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một cây tỏi tây, dài hơn 45 cm tính từ đầu ... [xem thêm]

1001 thắc mắc về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

(43)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm phía trước cổ, dưới yết hầu, có vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Hiện nay, các bệnh ... [xem thêm]

Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường

(22)
Tác hại của kính áp tròng thường xuất phát từ việc bạn bất cẩn, sơ xuất trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản loại kính này, dẫn đến nhiều hệ ... [xem thêm]

Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ở trẻ: Bệnh của những nụ hôn

(52)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

Bạn có biết màu sữa mẹ như thế nào là tốt?

(49)
Màu sữa mẹ như thế nào là tốt luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Sữa mẹ thường có màu vàng, trắng, nâu hoặc nhuốm màu xanh. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

13 bài tập giúp phái mạnh cải thiện đời sống tình dục (Phần 1)

(74)
Yoga cũng có tác dụng tương tự như Karma Sutra trong việc giúp tăng cường sức bền, sức chịu đựng, sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng kiểm soát cơ bắp toàn ... [xem thêm]

Chứng sợ nước: Làm sao để bạn vượt qua?

(47)
Chứng sợ nước khiến những việc bình thường như rửa tay, rửa chén, nấu ăn hay đi bơi trở nên vô cùng khó khăn. Vậy có cách nào để bạn kiểm soát tâm lý ... [xem thêm]

Mẹ bị viêm tuyến vú có nên tiếp tục cho trẻ bú?

(32)
Với suy nghĩ rằng bệnh viêm tuyến vú có thể lây truyền sang con, người mẹ thường ngừng cho trẻ bú sữa. Điều này đúng hay sai? Viêm tuyến vú là một dạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN