Mẹ bị viêm tuyến vú có nên tiếp tục cho trẻ bú?

(4.33) - 32 đánh giá

Với suy nghĩ rằng bệnh viêm tuyến vú có thể lây truyền sang con, người mẹ thường ngừng cho trẻ bú sữa. Điều này đúng hay sai?

Viêm tuyến vú là một dạng nhiễm trùng ở phụ nữ, xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất trong 6 tháng đầu cho con bú. Bệnh khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Với suy nghĩ rằng bệnh viêm tuyến vú có thể lây truyền sang con, người mẹ thường ngưng cho trẻ bú sữa. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại, cho con bú sữa là một cách để ngăn ngừa nhiễm trùng, cung cấp dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến vú là gì?

Một số nguyên nhân chính gây bệnh gồm:

  • Núm vú bị nứt và đau
  • Thời gian giữa những lần cho con bú quá giãn cách
  • Mặc áo lót quá chật
  • Mẹ chỉ cho con bú một bên
  • Có tiền sử bệnh viêm tuyến vú
  • Cho trẻ bú trong vài tuần đầu sau sinh

Triệu chứng viêm tuyến vú ở bà mẹ đang cho con bú

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột gồm:

  • Đau vú và có cảm giác ấm khi chạm vào
  • Cảm thấy đau nhức, mệt mỏi trong người
  • Vú sưng
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát liên lục khi cho con bú
  • Đỏ da, có vết hình nêm
  • Mẹ sốt từ 38,3oC

Mặc dù viêm tuyến vú thường xảy ra vào những tuần đầu cho con bú nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện bất kể thời điểm nào trong suốt giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Bệnh đôi khi chỉ ảnh hưởng một bên vú.

Mẹ có nên cho con bú khi viêm tuyến vú?

Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm tuyến vú, việc tiếp tục cho con bú cũng như chú ý vắt sữa đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

Trên thực tế, cho con bú chính là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy hết sữa ra. Sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Trước khi cho con bú, mẹ cần làm sạch vú bằng vải thấm nước ấm khoảng 15 phút. Làm như vậy ít nhất 3 lần một ngày. Điều này giúp sữa dễ ra hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể mát-xa bên ngực bị viêm.

Nếu có thể, mẹ hãy cho bé bú cả hai bên. Lý tưởng nhất là bắt đầu ở bên viêm để trẻ bú hết sữa. Bên ngực bị viêm quá đau, bạn có thể cho bé bú bên còn lại trước. Sau khi sữa đã ra đều, bạn cho bé bú lại bên bị viêm. Mẹ có thể bơm hoặc vắt sữa nếu cho trẻ bú khiến ngực đau khi trẻ ngậm.

Sử dụng kem có chứa lanolin như Lansinoh có thể làm vết nứt mau lành và giảm cơn đau.

Cách điều trị tại nhà như thế nào?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa và cho trẻ bú đều đặn, các mẹ nên làm theo những bước sau để giúp tình trạng viêm tuyến vú mau khỏi:

  • Uống acetaminophen (như Tylenol) để giảm đau, sốt và cơn khó chịu. Bạn có thể kết hợp ibuprofen (như Advil) với acetaminophen để chống viêm nếu cần. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau trên
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Chườm nước đá hoặc nước ấm để giảm đau. Nếu sử dụng túi nước đá, mẹ hãy để bên ngoài áo hoặc áo lót thay vì đặt trực tiếp lên da
  • Uống nhiều nước là cách hỗ trợ chữa viêm vú hữu hiệu
  • Nếu ngực chứa nhiều sữa, bạn nên bơm hoặc vắt ra một ít trước trước khi cho bú. Điều này làm giảm căng tức và giúp trẻ dễ bú hơn
  • Nếu có dịch tiết ra ở bên vú bị viêm, bạn hãy rửa sạch và để khô tự nhiên sau đó mới mặc áo ngực vào. Miếng lót ngực dùng một lần cũng là một cách hay giúp thấm hút nhanh hơn

Phần lớn các mẹ đều vượt qua cơn đau và cho trẻ bú thành công. Nếu bệnh gây đau đớn, mẹ nhớ lấy sữa ra ngoài thường xuyên nhé. Ngoài ra, mẹ cũng đừng ngần ngại đi khám để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ra khí hư màu vàng liệu có đáng lo không?

(43)
Hiện tượng bà bầu ra khí hư màu vàng có thực sự là dấu hiệu nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu cũng như mùi của dịch tiết ... [xem thêm]

Sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày có thể khiến bạn trầm cảm?

(49)
Ngày nay, công nghệ không còn xa lạ với mọi người, từ người đi làm, học sinh, thậm chí là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng điện thoại hay các ... [xem thêm]

Tỏi tây: Gia vị giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư

(45)
Tỏi tây hay còn gọi là hành baro không những mang đến cảm giác lạ miệng mà còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Loại gia vị này có thể giúp cải thiện ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

(38)
Mẹ bầu cần lưu ý về bệnh tăng huyết áp thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho chính bản thân và bé yêu.Tăng huyết áp thai kỳ là một dạng ... [xem thêm]

Sử dụng phấn nước: đẹp nhưng phải cẩn thận

(69)
Những ngày hè oi bức cùng lớp kem nền chảy xệ khiến bạn vô cùng khó chịu và chẳng muốn trang điểm hút nào. Nếu vậy, phấn nước cushion có vẻ là một ... [xem thêm]

6 bệnh da liễu và những nguy cơ đáng sợ

(56)
Các bệnh da liễu và những nguy cơ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nếu bạn không ... [xem thêm]

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

(74)
Thông tin về những dịch bệnh đang diễn ra khiến bạn lo lắng về sức khỏe của người thân trong gia đình? Nếu bạn đi tiêm chủng vắc xin sớm, đa số các ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng

(35)
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì là băn khoăn của nhiều người bệnh khi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN