Chứng sợ nước: Làm sao để bạn vượt qua?

(3.68) - 47 đánh giá

Chứng sợ nước khiến những việc bình thường như rửa tay, rửa chén, nấu ăn hay đi bơi trở nên vô cùng khó khăn. Vậy có cách nào để bạn kiểm soát tâm lý sợ nước của mình để sinh hoạt bình thường?

Nước có mặt ở khắp mọi nơi và là nguồn sống của rất nhiều sinh vật nên bạn sẽ rất khó sinh hoạt bình thường khi sợ nước. Nếu mắc chứng sợ nước, bạn còn có thể bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm thú vị như đùa nghịch nước mưa, tắm biển… Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chứng sợ hãi kỳ lạ này để tìm cách vượt qua nhé.

Chứng sợ nước là gì?

Chắc hẳn ai cũng từng sợ xuống nước khi mới tập bơi và không biết cách thở dưới nước. Thế nhưng, chứng sợ nước nghiêm trọng hơn nhiều vì bạn sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi tới nỗi không thể tới gần những nơi có nước. Chứng sợ này có thể bắt đầu từ khi bạn còn nhỏ hoặc trong độ tuổi thiếu niên.

Chứng sợ nước sẽ khiến bạn căng thẳng quá mức khi thấy những nơi có nước như bể bơi, hồ, biển hay ngay cả bồn tắm nhà bạn. Chứng sợ này đôi khi bị nhầm lẫn với sự kỵ nước của bệnh nhân dại nhưng hai chứng này hoàn toàn khác nhau.

Dấu hiệu chứng sợ nước

Việc nhìn thấy nước có thể kích hoạt nỗi sợ hãi và lo lắng dữ dội ở bệnh nhân mắc chứng sợ nước dù đó là lượng nước nhỏ trong bồn rửa chén hay một nguồn nước lớn như biển. Lượng nước không phải là nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh mà bản thân nước mới tạo ra nỗi sợ hãi và lo lắng.

Một số triệu chứng phổ biến hơn của chứng sợ nước bao gồm:

  • Tránh nước
  • Buồn nôn khi thấy nước
  • Đổ mồ hôi khi thấy nước
  • Tim đập loạn nhịp khi thấy nước
  • Tức ngực và khó thở khi thấy nước
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thấy nước
  • Nhận thức được rằng nỗi sợ nước là quá mức hoặc vô lý
  • Nỗi sợ hãi dai dẳng, quá mức hoặc vô lý khi tiếp xúc với nước
  • Cảm giác sợ hãi, lo lắng và hoảng loạn ngay lập tức khi nghĩ về nước

Nguyên nhân chứng sợ nước

Nguyên nhân gây chứng sợ nước thường không rõ ràng. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy rằng nguyên nhân chứng này có thể do di truyền. Nếu một thành viên gia đình bạn có một vấn đề tâm lý hay một chứng sợ nào đó, bạn sẽ có nguy cơ bị chứng sợ nước.

Đôi khi chứng sợ nước do một trải nghiệm đáng sợ thời thơ ấu như bạn đã từng suýt bị chết đuối. Ngoài ra, sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần tạo nên chứng sợ nước.

Cách chẩn đoán chứng sợ nước

Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán bạn mắc chứng sợ nước nếu bạn đã có các triệu chứng kể trên trong ít nhất sáu tháng. Bên cạnh đó, quá trình chẩn đoán cũng bao gồm việc loại trừ các bệnh tâm lý khác như:

  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Chấn thương tâm lý hậu sang chấn

Cách điều trị chứng sợ nước

Hai liệu pháp điều trị phổ biến cho chứng sợ nước là liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi nhận thức. Trong đó, phương pháp điều trị thường được áp dụng nhất là liệu pháp tiếp xúc.

• Liệu pháp tiếp xúc: Với phương pháp điều trị này, bạn sẽ liên tục tiếp xúc tác nhân gây sợ cho mình. Khi bạn tiếp xúc với nước, nhà trị liệu sẽ theo dõi phản ứng, suy nghĩ, cảm xúc của bạn để giúp bạn kiểm soát sự lo lắng.

• Liệu pháp hành vi nhận thức: Với liệu pháp hành vi nhận thức, bạn sẽ học cách thay đổi suy nghĩ của mình về nước và dần đẩy lùi chứng sợ nước.

Ngoài cách điều trị bằng các liệu pháp trên, bạn cũng có thể tập kiểm soát tâm lý của mình tại nhà. Những cách rèn luyện như ngồi thiền, vận động thể chất hàng ngày, tập yoga và tập thở là những cách hữu ích nếu bạn muốn kiểm soát chứng sợ nước. Khi đã kiểm soát được một phần nỗi sợ, bạn có thể tìm kiếm một huấn luyện viên dạy bơi cho người sợ nước để cảm thấy thoải mái hơn với nước.

Trong quá trình cải thiện chứng sợ nước, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc điều trị một số triệu chứng kèm theo như lo âu và hoảng loạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng những loại thuốc này nếu không thật sự cần thiết.

Chứng sợ nước sẽ có thể giảm nhẹ rất nhiều nếu bạn có phương pháp chữa trị phù hợp và được mọi người xung quanh hỗ trợ. Dần dần, bạn sẽ lại thỏa sức tiếp xúc với nước với tâm trạng thoải mái hơn. Suy cho cùng, cách tốt nhất để vượt qua mọi nỗi sợ hãi chính là hãy sẵn sàng đối mặt với nó. Khi ấy, bạn mới thật sự tự do tận hưởng cuộc sống theo cách mình muốn!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống trà nhiều có tốt không? Đừng bỏ qua 9 đáp án sau

(57)
Ngày nay, hầu hết mọi người đều đã từng nghe qua những lợi ích sức khỏe do trà mang đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống trà nhiều có tốt không, ... [xem thêm]

12 lý do khiến trẻ nhỏ thường hay quấy khóc và cách dỗ dành

(57)
Khóc chính là cách trẻ thông báo cho bố mẹ biết trẻ đang đói, bị đau, đang rất sợ hãi, buồn ngủ và nhiều cảm xúc khác nữa. Làm thế nào để biết chính ... [xem thêm]

Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải là điều bất thường?

(31)
Làm cha mẹ, bạn hạnh phúc khi nhìn con đang say giấc nồng. Thế nhưng, một ngày kia, bạn thấy trẻ nghiến răng khi ngủ. Lúc này, bạn sẽ làm gì? Nhanh chóng tìm ... [xem thêm]

10 bí quyết xây dựng bữa ăn lành mạnh

(99)
Bữa ăn lành mạnh là phải có nhiều chất xơ và hoàn toàn nhàm chán? Không! Một bữa ăn lành mạnh không hề nhạt nhẽo hay vô vị như bạn nghĩ!Một bữa ăn ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

10 tác dụng của quả su su giúp bạn khỏe đẹp hơn

(48)
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng dồi dào, tác dụng của quả su su giúp bạn hỗ trợ hệ tiêu hóa, bồi bổ thai kỳ, chống ung thư… Không những tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

16 triệu chứng tiền mãn kinh mà bạn có thể gặp phải

(32)
Tiền mãn kinh là gì? Đó là khoảng thời gian cơ thể bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ có thể sinh ... [xem thêm]

Mẹo để bé ăn rau củ

(59)
Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN