Thai nhi 38 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4.31) - 76 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước của một cây tỏi tây, dài hơn 45 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng gần 3,2kg. Chất béo của bé vẫn đang được tích lũy, mặc dù bây giờ tốc độ tăng trưởng của bé đã chậm hơn. Đến tuần thai thứ 38, mẹ có thể nhận thấy rằng việc tăng hoặc giảm cân của mình đã chấm dứt.

Bây giờ bé đã có các cơ bắp để hút và nuốt nước ối nên chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé. Các tế bào từ ruột, tế bào da chết và lông tơ là một số chất góp phần tạo ra chất thải có màu xanh đen của bé.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 38

Mang thai 38 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Bởi vì bé nằm ở khung xương chậu và ép lên bàng quang của mẹ nên việc mẹ đi vệ sinh thường xuyên trong kỳ thai tuần 38 là một điều không thể tránh khỏi.

Nếu bé là bé trai, mẹ và bạn đời của mình hẳn sẽ băn khoăn có nên cắt bao quy đầu cho bé hay không. Cắt bao quy đầu là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ bao quy đầu của dương vật ở trẻ sơ sinh nam. Đối với một số phụ huynh, quyết định cắt bao quy đầu là một phần của phong tục tập quán nơi đất nước họ ở. Đối với những người khác, sự lựa chọn này không hề dễ dàng. Đến giai đoạn bé 38 tuần tuổi, mẹ có thể xin ý kiến của bác sĩ để được giải thích các vấn đề quay quanh việc cắt bao quy đầu, trong đó có việc lựa chọn các phương pháp giảm cơn đau của trẻ sơ sinh khi thực hiện thủ thuật này.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Việc bé sinh ra 1–2 tuần trước hoặc sau ngày sinh đã định là điều hết sức bình thường. Trong thực tế, phải hai tuần sau ngày sinh đã định mà bé vẫn chưa được sinh ra thì thai của mẹ mới gọi là “thai trâu”. Mẹ có thể có nhiều khả năng sinh muộn nếu:

  • Ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ không chính xác, vì vậy ngày sinh bé có thể sai
  • Mẹ mang thai lần đầu
  • Mẹ đã có thai trâu trước đó
  • Thai trâu có xu hướng xảy ra trong gia đình của mẹ
  • Bé là một bé trai.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 38 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nếu mẹ mang thai quá lâu, mẹ vẫn phải tiếp tục đi khám bác sĩ cho tới khi sinh. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe và kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó có bắt đầu mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh hay chưa. Nếu thai của mẹ vẫn chưa chuyển dạ lâu hơn một tuần tính từ ngày đáng lẽ bé được sinh ra, bác sĩ có thể sẽ theo dõi nhịp tim của bé bằng một loại thiết bị theo dõi điện tử hoặc sử dụng siêu âm thai để quan sát chuyển động của bé và đo lượng nước ối của mẹ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Thai nhi 38 tuần tuổi, giai đoạn này mẹ có thể phải gặp gặp bác sĩ hàng tuần cho đến khi em bé ra đời để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí của bé: đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Hầu hết trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh của mẹ đến gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng các từ ngữ chuyên môn như “độ lọt” và “ngôi thai”.

Ngôi thai là thuật ngữ y tế chỉ phần cơ thể của bé nằm gần nhất trong vùng xương chậu.

Độ lọt là khoảng cách từ ngôi thai đến khung xương chậu.

Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm ra, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Và thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 38

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Thuốc có chứa cồn

Nếu mẹ dùng thuốc có chứa cồn trong khi mang thai thì đừng lo lắng. Với liều lượng nhỏ như vậy, lượng cồn mà mẹ nạp vào cơ thể sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng như khi mẹ uống rượu thường xuyên.

2. Thuốc

Thuốc cảm và các loại thuốc khác có chứa cồn thường chứa các thành phần không được khuyến khích sử dụng khi mang thai, vì vậy mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi xem xét sử dụng bất kì loại thuốc nào trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi thai nhi đã được 38 tuần tuổi.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Chia sẻ 4 lợi ích bất ngờ từ các bài tập cardio

(42)
Khi nghĩ đến những bài tập cardio, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến những hoạt động như chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi lội. Đúng vậy, đó là ... [xem thêm]

7 thần dược tự nhiên trị đau họng cho mẹ bầu

(55)
Đau họng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người không riêng gì các bà mẹ tương lai. Tình trạng này thường xảy ra những lúc “trái gió trở trời” khi ... [xem thêm]

8 thời điểm uống nước lý tưởng bạn không nên bỏ qua

(57)
Bạn có biết nước uống được coi như một chiếc phao cứu sinh của cơ thể? Nếu lười hay quên uống nước thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng ... [xem thêm]

Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục

(21)
Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc ... [xem thêm]

Rung lắc con, tưởng là đùa lại gây nguy hiểm

(95)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

Điều trị bệnh kiết lỵ: Quan trọng nhất là đúng chỉ định

(91)
Tích cực điều trị bệnh kiết lỵ là cách hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe gan, viêm khớp mãn tính…Trước khi ... [xem thêm]

Điều trị lọc máu có khiến bạn nhiễm HIV/AIDS?

(86)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Cách xếp quần áo, giày dép và phụ kiện giúp phòng bạn luôn gọn gàng

(14)
Bạn vừa xếp tủ quần áo nhưng chỉ cần tìm một chiếc váy thì mọi thứ lại rối tung lên? Đừng biến tủ đồ thành một bãi chiến trường mà bạn phải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN