Ung thư vú thể nhú

(4.12) - 37 đánh giá

Người dịch: Hoàng Thu Hà

Hiệu đính: BS. Nguyễn Nhật Linh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Ung thư vú thể nhú là gì?

Thuật ngữ ung thư vú thể nhú nói tới nhiều loại ung thư vú, bao gồm:

  • Ung thư vú thể nhú xâm lấn
  • Ung thư vú thể vi nhú xâm lấn
  • Ung thư vú thể nhú trong nang/ bao kín/ bọc trong nang (intracystic/ encapsulated/ encysted papillary cancer)
  • Ung thư vú biểu mô ống tuyến vú nhú tại chỗ (in situ)

Các loại này thường không đồng nhất mà trộn lẫn với các loại ung thư vú khác. Điều trị và tiên lượng của ung thư vú thể nhú sẽ phụ thuộc vào loại ung thư vú thể nhú cũng như các đặc tính của nó. Ung thư vú thể nhú không phải u nhú nội ống lành tính (không phải ung thư).

Các triệu chứng của ung thư vú thể nhú?

Các triệu chứng chính của ung thư vú thể nhú có thể gồm:

  • Thay đổi kích thước vú
  • Một cục cứng
  • Dày da vú
  • Thay đổi tính chất núm vú như tiết dịch bất thường hoặc xuất hiện tụt núm vú.

Khám, sàng lọc vú thường quy có thể phát hiện ung thư trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Một số phụ nữ có thể sẽ được chẩn đoán ung thư vú thể nhú sau khi khám sàng lọc vú mà không có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên.

Ung thư vú thể nhú được chẩn đoán thế nào?

Cũng như các thể khác của ung thư vú, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cơ bản bao gồm:

  • Chụp X quang vú (chụp nhũ ảnh)
  • Siêu âm vú
  • Sinh thiết lõi hoặc chọc hút kim nhỏ

Ung thư vú thể nhú được điều trị như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư vú thể nhú bạn mắc phải. Các đặc điểm của ung thư vú thể nhú (như là kích thước, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết và tình trạng HER2) sẽ ảnh hưởng nhiều tới quyết định điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là điều trị đầu tiên cho ung thư vú thể nhú, có thể là:

  • Phẫu thuật bảo tồn vú, cũng được biết tới là phẫu thuật lấy u đơn thuần: cắt bỏ khối ung thư, để lại phần mô vú còn lại và núm vú.
  • Phẫu thuật đoạn nhũ, cắt toàn bộ nhu mô tuyến vú và cả núm vú.

Kiểu phẫu thuật phụ thuộc vào:

  • Vị trí khối ung thư
  • Kích thước khối ung thư so với kích thước vú
  • Số lượng khối ung thư

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận chi tiết việc này với bạn.

Diện cắt

Nếu bạn được phẫu thuật bảo tồn vú, điều quan trọng là diện cắt của mô vú được lấy ra từ xung quanh khu vực ung thư phải không còn tế bào ung thư.

Nếu diện cắt còn tế bào ung thư dưới đánh giá của giải phẫu bệnh, đôi khi cần phẫu thuật lần thứ hai.

Tạo hình tuyến vú

Nếu bạn cần phẫu thuật đoạn nhũ, bạn có thể được tạo hình vú hoặc đồng thời với lúc phẫu thuật cắt vú vú (tạo hình tức thì) hoặc sau này (tạo hình thì 2).

Vét hạch bạch huyết

Nếu bạn mắc loại ung thư vú thể nhú xâm lấn thì bác sĩ điều trị muốn kiểm tra xem các hạch bạch huyết trong hố nách có chứa tế bào ung thư hay không. Thông tin này cùng với các thông tin khác về ung thư vú có thể giúp bác sĩ quyết định xem bạn có được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hay không. Để làm việc này, bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến cáo phẫu thuật để lấy ra một vài hạch bạch huyết (mẫu hạch bạch huyết) hoặc tất cả các hạch bạch huyết (vét hạch bạch huyết).

Sinh thiết hạch gác được sử dụng rộng rãi nếu các xét nghiệm trước phẫu thuật chưa cho thấy bằng chứng hạch bạch huyết có chứa các tế bào ung thư. Nó nhận diện liệu hạch gác – hạch bạch huyết đầu tiên mà các tế bào ung thư rất có thể lan tới – là không có tế bào ung thư. Có thể có từ hai hạch gác trở lên. Nếu không có tế bào ung thư thì thường có nghĩa rằng các hạch bạch huyết khác cũng không có tế bào ung thư, nên không cần vét thêm hạch bạch huyết nữa. Sinh thiết hạch gác thường được thực hiện đồng thời với phẫu thuật ung thư nhưng có thể thực hiện trước phẫu thuật.

Nếu kết quả sinh thiết hạch gác cho thấy hạch gác đầu tiên hoặc các hạch khác bị di căn, thì hóa chất và xạ trị sau đó thường được khuyến cáo.

Sinh thiết hạch gác là không cần thiết nếu các xét nghiệm trước phẫu thuật cho thấy các hạch có chứa tế bào ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện vét hạch nách trong quá trình phẫu thuật.

Nếu bạn mắc ung thư vú thể nhú trong nang/ bao kín/ bọc trong nang hoặc ung thư vú thể nhú nội ống, thì bạn ít khả năng phải phẫu thuật vét hạch bạch huyết do các loại này hiếm khi lan tới các hạch bạch huyết.

Điều trị bổ trợ (bổ sung)

Sau phẫu thuật, phụ thuộc vào loại ung thư vú thể nhú bạn mắc, bạn có thể cần các điều trị khác được gọi là điều trị bổ trợ và có thể gồm:

  • Xạ trị
  • Liệu pháp nội tiết
  • Hóa trị
  • Liệu pháp nhắm trúng đích (sinh học)
  • Các thuốc bisphosphonate

Mục đích của các điều trị này là để giảm nguy cơ các tế bào ung thư vú tái phát và di căn tới vú đối bên hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.

Xạ trị

Nếu bạn được phẫu thuật bảo tồn vú, bạn thường sẽ có chỉ định xạ trị vú để giảm nguy cơ tái phát tại vết mổ. Đôi khi bạn phải xạ trị vào vùng hạch hố nách.

Trong một số trường hợp, cần xạ trị thành ngực sau phẫu thuật đoạn nhũ, ví dụ khi một vài hạch bạch huyết hố nách có chứa tế bào ung thư.

Liệu pháp nội tiết

Nội tiết estrogen có thể thúc đẩy một số loại ung thư vú phát triển. Các liệu pháp nội tiết theo nhiều cách khác nhau để chặn ảnh hưởng của estrogen lên các tế bào ung thư.

Liệu pháp nội tiết sẽ chỉ được chỉ định nếu các tế bào ung thư vú có các thụ thể trên bế mặt tế bào gắn được với nội tiết estrogen, được gọi là ung thư vú có thụ thể estrogen dương tính hay là ung thư vú ER+.

Ung thư vú xâm lấn sẽ được xét nghiệm để tìm thụ thể oestrogen bằng cách sử dụng mô lấy ra từ sinh thiết hoặc sau khi phẫu thuật. Khi estrogen gắn với các thụ thể này, nó có thể kích thích tế bào ung thư phát triển.

Nếu ung thư vú có thụ thể estrogen dương tính thì bác sĩ sẽ thảo luận với bạn xem liệu pháp nội tiết nào là thích hợp nhất.

Nếu không tìm thấy các thụ thể estrogen thì ung thư vú được gọi là ung thư vú thụ thể estrogen âm tính hay là ER-.

Cũng có thể làm các xét nghiệm để tìm các thụ thể progesteron (một chất nội tiết khác).

Lợi ích của liệu pháp nội tiết là kém rõ ràng cho những người mắc ung thư vú chỉ có thụ thể progesteron dương tính (PR+ và ER-). Rất ít trường hợp ung thư vú nằm trong nhóm này. Tuy nhiên nếu bạn nằm trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ thảo luận với bạn xem liệu pháp nội tiết có thích hợp.

Nếu loại ung thư vú của bạn có thụ thể nội tiết âm tính, thì liệu pháp nội tiết sẽ không có bất kỳ lợi ích nào.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị thường được chỉ định cho một số người mắc ung thư vú thể nhú xâm lấn. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là kích thước, độ mô học (các tế bào phân chia nhanh thế nào và sự biệt hóa với các tế bào bình thường ra sao), tình trạng thụ thể nội tiết và tình trạng HER2, các hạch bạch huyết có bị di căn hay không.

Liệu pháp nhắm trúng đích (liệu pháp sinh học)

Đây là một nhóm thuốc chặn sự tăng trưởng và phát triển của tế bào ung thư. Chúng nhắm trúng và can thiệp vào các quá trình tăng trưởng trong tế bào ung thư.

Thuốc nhắm trúng đích được sử dụng rộng rãi nhất là Trastuzumab (biệt dược là Herceptin). Chỉ những người mà tế bào ung thư có mức độ biểu hiện HER2 cao (được gọi là HER2 dương tính) sẽ hưởng lợi từ điều trị bằng Trastuzumab. HER2 là một protein làm kích thích tế bào ung thư tăng trưởng và pát triển.

Có nhiều xét nghiệm để đo mức độ HER2 trên mô vú, dựa vào bệnh phẩm được lấy ra trong sinh thiết hoặc phẫu thuật. Nếu tế bào ung thư vú không có mực độ biểu hiện HER-2 cao thì Trastuzumab sẽ không được chỉ định do không mang lại lợi ích điều trị.

Các thuốc bisphosphonate

Các thuốc bisphosphonate là một nhóm thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tiến triển ở phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc có thể được sử dụng dù cho mãn kinh xảy ra tự nhiên hay do điều trị ung thư vú gây ra. Các thuốc bisphosphonate làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương xương. Thuốc thường được chỉ định cho những người có nguy cơ cao, như loãng xương (khi xương giảm độ chắc khỏe và nhiều khả năng bị gãy).

Các thuốc bisphosphonat có thể được dùng dưới dạng viên nén hoặc truyền tĩnh mạch.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn biết liệu các thuốc bisphosphonate có phù hợp cho bạn hay không.

Tài liệu tham khảo

Papillary breast cancer

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Nhật Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Polyp Juvenile

(44)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Hội chứng polyp juvenile (JPS) là gì? Hội chứng polyp juvenile (JPS) là một tình trạng di ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Các mối quan hệ và đời sống tình dục

(94)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung cấp ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi điều trị ung thư ở người trẻ trưởng thành

(48)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Giai đoạn và phân nhóm

(56)
Biên dịch: Trần Lê Khánh Nhung Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về cách bác sĩ mô tả sự tăng trưởng và lan rộng ... [xem thêm]

Sốt và Các dấu hiệu của Nhiễm trùng

(22)
Biên dịch: BS. Lê Thị Mai Anh Hiệu đính: BS. Lê Thỵ Phương Anh Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng là gì? Đối với một bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi, ... [xem thêm]

Đau Vú

(52)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Giới thiệu Đau vú là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ ở ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Khi điều trị không hiệu quả

(34)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu “Có vẻ như chúng tôi đã bỏ cuộc, nhưng tôi biết sẽ không như vậy. ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN