Ung thư và khả năng sinh sản: Những tác động về cảm xúc

(3.5) - 69 đánh giá

Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường

Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Bài viết có cung cấp một số thông tin ở Úc

Mỗi người phản ứng với việc bị vô sinh theo cách khác nhau. Chúng ta thường sẽ trải qua những cảm xúc rất khác nhau, và đôi khi bạn sẽ cảm thấy cảm xúc thay đổi một cách chóng mặt.

Các phản ứng thường gặp bao gồm: cảm thấy sốc khi nghe chẩn đoán bệnh và những ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh sản, đau buồn và cảm thấy như sẽ mất hết những kế hoạch trong tương lai, tức giận hoặc trầm cảm do gián đoạn những kế hoạch trong cuộc sống, cảm thấy không chắc chắn về tương lai, mất kiểm soát cuộc sống và lo lắng về tác động tiềm ẩn của mãn kinh sớm (chẳng hạn như giảm mật độ xương).

Những cảm xúc này có thể mạnh lên bởi quá trình thể chất và cảm xúc của điều trị vô sinh, hay cũng có thể do việc không chắc chắn về hiệu quả của điều trị. Những người không kịp nghĩ về khả năng sinh sản của mình cho đến khi điều trị kết thúc nói rằng cảm xúc có thể sẽ rất mạnh mẽ.

Mặc dù những cảm xúc trên là tự nhiên đối với việc mất khả năng sinh sản, hãy xem thêm ở dưới để biết cách đối phó với những cảm xúc này trước khi chúng áp đảo bạn. Ngoài ra, những thông tin dưới đây cũng có thể giúp bạn xem xét Những cách khác để trở thành cha mẹ, hoặc quyết định không có con.

Xem thông tin về tác động đến mối quan hệ với người bạn đời và khả năng tình dục của bạn.

“Tôi rất vui vì bác sĩ đã giúp tôi vượt qua cảm xúc về những điều đã từng là ưu tiên hàng đầu của mình. Cuối cùng tôi cảm thấy rằng việc vượt qua bệnh ung thư và tiếp tục cuộc sống của tôi là quan trọng nhất và những điều khác sẽ đến sau đó.” – Thuy

Chiến lược đối phó

Việc hiểu được rằng điều trị ung thư đã ảnh hưởng đến khả năng có con là một thách thức. Không có cách đối phó đúng hay sai, nhưng việc xem xét các chiến lược khác nhau giúp bạn cảm thấy có kiểm soát và tự tin hơn. Các chiến lược được mô tả ở đây có thể giúp bạn ứng phó.

Tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Gia đình và bạn bè có thể không biết giao tiếp với bạn sao cho bạn cảm thấy được hỗ trợ. Họ có thể đưa ra những lời động viên vô nghĩa như “Hãy tích cực lên” hoặc “Ít nhất thì bạn còn sống”. Những bình luận này có thể khiến bạn cảm thấy như không một ai hiểu những gì bạn đã phải trải qua. Đôi khi, bạn cần nhắc nhở mọi người rằng bạn không yêu cầu lời khuyên hoặc giải pháp, bạn chỉ muốn ai đó lắng nghe cảm xúc của mình.

Thu thập thông tin

Tác động của bệnh ung thư lên khả năng sinh sản có thể khiến kế hoạch tương lại bị thay đổi hoặc khó dự đoán hơn. Hiểu rõ những lựa chọn xây dựng gia đình của chính bản than giúp bạn đối phó với cảm giác không chắc chắn. Đọc bài viết này và nói chuyện với các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các lựa chọn của mình.

Xem xét tư vấn

Vài người thấy hữu ích khi nói chuyện với một người không phải là bạn đời, hay thành viên gia đình hoặc bạn bè. Bạn có thể gặp riêng tư vấn viên chuyên nghiệp hoặc đi cùng người bạn đời của mình. Bạn cũng có thể chọn nói chuyện với một chuyên gia tâm lý, nhân viên xã hội, y tá, tư vấn viên sinh sản hoặc bác sĩ của bạn. Bạn có thể cùng thảo luận về tác động của bệnh ung thư và vô sinh tới các mối quan hệ của mình, những điều lo ngại về đạo đức, đối mặt với kết quả điều trị vô sinh dù nó có thành công hay không, và cảm xúc của bạn khi người khác mang thai, sinh con và có con. Để tìm một tư vấn viên vô sinh ở gần bạn, hãy truy cập Access Australia tại access.org.au.

Tìm sự hỗ trợ từ những người có cùng hoàn cảnh

Nói chuyện với những người từng ở trong hoàn cảnh tương tự giúp bạn cảm thấy ít bị cô lập hơn và hỗ trợ các chiến lược thiết thực giúp bạn đối phó. Bạn có thể tiếp cận những hỗ trợ này bằng cách tham gia nhóm hỗ trợ liên quan đến ung thư hay liên quan tới sinh sản. Bạn cũng có thể nhờ nhóm chăm sóc sức khỏe giới thiệu một người có cùng hoàn cảnh tương tự với mình.

Hãy thử các bài tập thư giãn và thiền

Những cách này có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Liên lạc với Hiệp hội Ung thư 13 11 20 để nhận CD thiền và thư giãn miễn phí.

Khi bạn không muốn nói về nó

Đôi khi bạn không muốn nói về tác động của điều trị ung thư đối với khả năng sinh sản của mình, có thể là do bạn nghĩ rằng mình không thể diễn đạt cảm nghĩ của mình bằng lời, bạn sợ bị suy sụp, hay thấy nó thật sự khó khăn và quá sức chịu đựng.

Một số người trốn tránh các thành viên trong gia đình và bạn bè, tự cho mình thời gian để hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Nếu bạn là một người nội tâm, đây có thể là cách tốt nhất giúp bạn giải quyết những cảm xúc của mình. Khám phá suy nghĩ của chính bạn bằng cách viết nhật ký hoặc thể hiện chính mình một cách sáng tạo đặc biệt hữu ích nếu bạn cảm thấy khó bày tỏ với người khác.

Đôi khi, bạn không muốn trở thành gánh nặng cho người khác hoặc sợ hãi việc xuất hiện. Bạn đặc biệt tránh né bạn bè hoặc thành viên gia đình đang mang thai hoặc có con vì nó khiến bạn cảm thấy đau đớn. Hãy cho phép bản thân từ chối những lời mời đến các sự kiện dành cho trẻ em đến khi bạn cảm thấy mình sẵn sàng.

Theo thời gian và với sự hỗ trợ, bạn có thể chấp nhận những gì đang trải qua và mở lòng với người khác. Nỗi đau khi nhìn thấy bạn bè hoặc thành viên trong gia đình có trẻ em sẽ dịu bớt.

“Tôi thường khóc hết nước mắt mỗi khi nhìn thấy một người bạn với một em bé vừa sinh hoặc nghe thấy ai đó trong gia đình mình đang mang thai. Bây giờ tôi thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc cũng như chúc mừng cho tin vui của họ.” – Grace

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/emotional_impact.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hẹn hò và Quan hệ tình dục

(40)
Người dịch bài: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 10/2018 Được chấp ... [xem thêm]

Tài liệu dành cho bệnh nhân ung thư trẻ tuổi

(66)
Biên dịch: Đào Thị Ngọc Huyền Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Thống kê

(56)
Bài viết này giới thiệu thông tin về số lượng trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh u lympho Hodgkin mỗi năm và tỉ lệ sống sót chung. Hãy ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những tác động về cảm xúc

(69)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung ... [xem thêm]

Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ 2020 về Chế độ ăn uống và Vận động thể chất trong phòng ngừa ung thư

(59)
Hiệu đính Nguyễn Thị Thanh Vân TS. DS. Phạm Đức Hùng Dịch giả: Nhóm Dược Lý – Dược Lâm Sàng HPhA. Huỳnh Yến Thanh ThS. Lê Thị Hằng Nga Đỗ Mỹ Ngọc Lê ... [xem thêm]

Ung thư và các mối quan hệ riêng tư

(46)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật

(28)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: BS. Lê Thị Mai Anh, Lê Hà Cảnh Châu “Con chúng tôi đã gặp những người sống sót sau ung thư, họ đang có một cuộc ... [xem thêm]

U sọ hầu ở trẻ em: Chẩn đoán

(23)
Bài viết này giới thiệu danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe. Sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN