Đau ngực khi hít thở sâu, đừng xem thường!

(3.82) - 94 đánh giá

Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ xương và các vấn đề về tim.

Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân, cách chẩn đoán và xử lý cơn đau ngực khi hít thở sâu nhé!

Nguyên nhân gây đau ngực khi hít thở sâu

Có 6 nguyên nhân gây đau khi hít thở bao gồm:

1. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm túi khí trong phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn là nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng các nguyên nhân khác có thể bao gồm nhiễm virus và nấm. Người bệnh viêm phổi thường bị đau ngực và cảm thấy đau đớn khi hít vào.

Các triệu chứng viêm phổi khác có thể bao gồm:

  • Ho
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Nếu bạn có triệu chứng viêm phổi thì hãy nên thăm khám bác sĩ. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh cho tình trạng nhiễm khuẩn.

2. Viêm màng phổi

Màng phổi bao gồm các mô xếp thành khoang ngực và bên ngoài phổi. Virus và vi khuẩn có thể gây viêm màng phổi. Những người mắc phải viêm màng phổi thường bị đau nhói khi thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau có thể lan đến xương bả vai
  • Đau ngực nặng hơn khi ho hoặc hắt hơi

3. Viêm sụn sườn gây đau ngực khi hít thở sâu

Đây là tình trạng viêm phần sụn kết nối xương ức và xương sườn. Nguyên nhân của tình trạng viêm này có thể là do chấn thương ngực, ho dữ dội, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm sụn sườn thường gây đau nhói quanh xương ức, cơn đau này tỏa ra phía sau và trở nên khó chịu hơn khi thở sâu hoặc ho. Viêm sụn sườn thường có thể tự lành, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau cản trở các hoạt động hàng ngày.

4. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi – khoảng trống giữa thành ngực và phổi. Sự tích tụ của không khí làm tăng áp lực trong khoang màng phổi, có thể khiến một phần hoặc toàn bộ phổi bị xẹp.

Nguyên nhân gây tràn khí thường do bị thương ở ngực, chấn thương phổi hoặc biến chứng của bệnh phổi, chẳng hạn như khí phế thũng hoặc bệnh lao. Tràn khí màng phổi có thể gây đau ngực nặng hơn khi thở hoặc ho. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Tức ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Da hoặc móng tay hơi xanh

Để ngăn ngừa xẹp phổi, bác sĩ có thể thực hiện lấy không khí ra khỏi khoang màng phổi.

5. Viêm màng ngoài tim gây đau ngực khi hít thở sâu

Màng ngoài tim là một túi chứa đầy chất lỏng bao quanh và bảo vệ tim. Các yếu tố có thể gây viêm màng ngoài tim bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn và virus
  • Một số loại thuốc điều trị
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật tim
  • Triệu chứng bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và lupus

Viêm màng ngoài tim có thể dẫn đến hít thở đau hoặc đau buốt ngực, người bệnh có thể cảm thấy đỡ hơn khi ngồi thẳng và nghiêng về phía trước. Người bị viêm màng ngoài tim cũng có thể gặp phải các triệu chứng:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực

Bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm màng ngoài tim bằng thuốc chống viêm.

6. Chấn thương ngực

Chấn thương ở ngực thường do căng cơ, gãy xương sườn hoặc thành ngực bị bầm tím, có thể dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu. Các triệu chứng khác của chấn thương ngực có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Bầm tím hoặc đổi màu da
  • Cơn đau lan đến cổ hoặc lưng

Ở người bị chấn thương ngực nhẹ thường có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, người bị thương nặng hoặc gặp các triệu chứng liên quan khác cần thăm khám bác sĩ để được điều trị.

Những nguyên nhân gây đau ngực khi hít thở sâu hầu hết đều nguy hiểm, vì thế bạn hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán ngay khi có những triệu chứng đau bất thường.

Chẩn đoán tình trạng đau ngực khi hít thở sâu

Để chẩn đoán chứng đau ngực khi hít thở sâu bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe vùng ngực. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm xác định nguyên nhân gây đau bao gồm:

• X-quang ngực: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh bên trong ngực và cho phép bác sĩ kiểm tra các tình trạng chấn thương và nhiễm trùng.

• Chụp CT: Xét nghiệm này bao gồm chụp một loạt tia X từ các góc khác nhau để tạo ra hình ảnh chính xác.

• Xét nghiệm chức năng phổi: Điều này bao gồm thực hiện một loạt các xét nghiệm hô hấp giúp xác định phổi có hoạt động tốt không. Bác sĩ có thể sử dụng kết quả để chẩn đoán tình trạng hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

• Điện tâm đồ (ECG): Bác sĩ sử dụng điện tâm đồ để đo hoạt động điện của tim giúp chẩn đoán các vấn đề về tim.

• Máy đo oxy xung: Máy này giúp đo nồng độ oxy trong máu. Mức oxy thấp có thể chỉ ra một số tình trạng hô hấp như tràn khí màng phổi hoặc viêm phổi.

Làm sao để giảm đau ngực khi hít thở sâu?

Việc điều trị tại nhà có thể giúp người bệnh giảm đau ngực và các triệu chứng khác. Bạn có thể áp dụng các cách giảm đau ngực sau đây:

• Dùng thuốc giảm đau: Các thuốc không kê đơn (OTC) như ibuprofen và acetaminophen, có thể giúp giảm đau do viêm sụn sườn và chấn thương ngực nhẹ.

• Thay đổi vị trí: Nghiêng người về phía trước hoặc ngồi thẳng có thể giúp giảm đau ngực do viêm màng ngoài tim.

• Thở chậm: Cách thở chậm và nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm đau.

• Thuốc giảm ho: Thuốc ho OTC có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do đau kèm theo triệu chứng ho.

Các yếu tố dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, điều này khiến bạn khó có thể ngăn chặn.Tuy nhiên, lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề khác dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu:

  • Ngủ đủ giấc
  • Bỏ hút thuốc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tiêm phòng cúm hàng năm
  • Có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
  • Giữ gìn vệ sinh tốt, ví dụ như thường xuyên rửa tay

Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, vì thế bạn hãy duy trì lối sống khoa học và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hạt sầu riêng: Món vặt thơm ngon bổ dưỡng bất ngờ

(29)
Nếu chỉ ăn phần thịt sầu riêng và vứt hạt đi thì bạn đã lãng phí rất nhiều tác dụng của hạt sầu riêng tốt cho sức khỏe đấy. Phần hạt này có thể ... [xem thêm]

5 cách giúp đấng mày râu kiểm soát sự cương cứng

(79)
Ngay cả khi ở bên cạnh người phụ nữ mình yêu, bạn cũng cần kiểm soát sự cương cứng để tránh để lại ấn tượng không tốt khi hẹn hò.Sự cương cứng ... [xem thêm]

Giúp người bị cao huyết áp tránh nạp quá nhiều calo

(65)
Người bị cao huyết áp nạp quá nhiều calo sẽ không tốt cho sức khỏe. Chúng tôi sẽ mách bạn cách để tránh nạp quá nhiều ngay sau đây!Tránh ăn quá nhiều khi ... [xem thêm]

Rối loạn cương dương

(80)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

7 bí quyết sắp xếp tủ quần áo giúp bạn tiết kiệm thời gian

(71)
Bạn thường mất nhiều thời gian khi lựa chọn trang phục vào mỗi buổi sáng? Đừng lo lắng vì các cách sắp xếp tủ quần áo đơn giản dưới đây ... [xem thêm]

DHA và sự phát triển trí não của con yêu

(24)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]

3 bước giúp bạn tìm điểm G của phụ nữ khi “yêu”

(100)
Một trong những bí mật thầm kín của các đấng mày râu là không biết điểm G của phụ nữ ở đâu để khiến nàng sung sướng ngất ngây. Nếu cô ấy thuộc ... [xem thêm]

6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt

(72)
Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt, song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Điều này có nghĩa là trẻ nhà bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN