Vaccine đậu mùa

(3.91) - 36 đánh giá

Vaccine đậu mùa là gì và nó có tác dụng như thế nào?

Vaccine đậu mùa đã được sử dụng cho đến những năm đầu của thập niên 1970 để quét sạch bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Rất giống với những loại vaccine khác, vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa. Vaccine đậu mùa được sản xuất từ một loại virus sống có cấu trúc rất tương tự với virus đậu mùa. Vaccine này không gây ra bệnh đậu mùa nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một số người (đặc biệt là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu).

Có phải mọi người đều nên tiêm chủng vaccine đậu mùa?

Đối với phần lớn mọi người, sự cần thiết phải tiêm chủng phòng đậu mùa phụ thuộc vào việc có đang xảy ra một đợt bùng phát bệnh hay không. Trong phần lớn trường hợp, vaccine gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đau quanh vùng tiêm, sốt hay nhức mỏi người. Một số ít người được tiêm chủng có các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể tử vong. Do đó, vaccine chỉ cần thiết khi có đợt bùng phát dịch đậu mùa, hoặc cần thiết cho một nhóm người bị phơi nhiễm với virus. Các nhóm người sau đây có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng cao nhất và chỉ nên được tiêm chủng khi thực sự phơi nhiễm với virus:

  • Những người có tiền sử bệnh chàm hoặc những bệnh lý da mạn tính như chốc.
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu một cách tự nhiên do bệnh hoặc do điều trị. Nhóm này bao gồm bệnh nhân bị ung thư, HIV/AIDS, những người vừa được ghép tạng gần đây hoặc đang sử dụng thuốc như Steroid.
  • Những người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vaccine đậu mùa.
  • Những người có thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi.
  • Những người có bệnh tim mạch như bị đau ngực, tiền sử bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, suy tim sung huyết hoặc viêm cơ tim (bệnh cơ tim).
  • Những người có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên trong số những yếu tố được liệt kê sau đây:
    • Rối loạn lipid máu.
    • Cao huyết áp.
    • Đái tháo đường hay đường máu cao.
    • Họ hàng cách nhau 1 thế hệ (cha, mẹ, anh, chị em) có vấn đề về tim mạch trước 50 tuổi.
    • Hiện đang hút thuốc lá.
  • Những người ở chung nhà với người bị bệnh da liễu hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch.

Nếu tôi đã được tiêm chủng nhiều năm trước, tôi có còn được bảo vệ không?

Có thể không. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine này chỉ có hiệu quả nhất trong vòng 3 đến 5 năm sau khi tiêm.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/crisis-situations/smallpox-vaccine.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Đặng Như Thành - BS. Trần Công Bảo Phụng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trầy xước

(91)
Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây ... [xem thêm]

Chứng ám ảnh sợ xã hội

(26)
TỔNG QUAN Ảnh minh họa Chứng ám ảnh sợ xã hội Ám ảnh sợ xã hội là gì? Ám ảnh sợ xã hội là hiện tượng quá lo sợ bị người khác đánh giá về ... [xem thêm]

Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch

(48)
Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có ... [xem thêm]

Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu nhanh?

(11)
Bạn có thể bị dập ngón tay do chấn thương dùng búa, mở cửa hay nâng vật nặng. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần sơ cứu và chữa ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Loại bỏ mùi hôi nách khó chịu bằng các liệu pháp tự nhiên

(33)
Mùi hôi nách luôn làm bạn mất tự tin khi đi chơi cùng bạn bè cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác. Làm sao để loại bỏ mùi khó chịu này? Chẳng ai ... [xem thêm]

12 điều bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe vào mùa mưa

(35)
Mưa làm không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn nhưng cũng khiến bạn dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu… Làm sao để bạn có ... [xem thêm]

Đừng chủ quan khi bị thú nuôi cắn!

(65)
Hầu hết các vết cắn này là của chó, mèo, chuột, hamster. Những thú nuôi này nếu được chăm sóc và tiêm chủng thì thường sẽ không gây bệnh dại. Điều ta ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN