Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ: Nguyên nhân từ đâu?

(4.07) - 62 đánh giá

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị.

Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ chia sẻ rằng rằng có đến 20% thiên thần nhỏ chào đời bị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Nước mắt chảy ra từ tuyến lệ, vị trí nằm trên mắt và cách mũi khá xa. Khi bị tắc nghẽn, bé có thể khóc mà không chảy nước mắt.

Nước mắt đóng vai trò quan trọng đối với thị giác, giúp duy trì sức khỏe của mắt bằng việc giữ ẩm và cung cấp oxy cho nhãn cầu. Ngoài ra, khi khóc, nước mắt cũng bảo vệ mắt vì có chứa kháng sinh tự nhiên, từ đó rửa trôi các chất kích ứng hoặc có hại. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin về hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh mà bạn không nên bỏ qua.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là là do tuyến lệ của bé chưa được phát triển hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Ống dẫn nước mắt quá hẹp
  • Van ở cuối tuyến lệ không mở đúng cách
  • Các lỗ mở ở mí mắt mà nước mắt thường chảy qua không phát triển đúng cách.

Dưới đây là một số nguyên nhân ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Bệnh poplyp mũi
  • U nang hoặc khối u
  • Tuyến lệ bị tổn thương
  • Xương mũi chặn đường dẫn mà nước mắt thường chảy vào mũi
  • Nhiễm trùng gây sưng ở mặt, gây quá nhiều áp lực lên ống dẫn nước mắt.

Chẩn đoán tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của tắc tuyến lệ bắt đầu phát triển sớm và thường xuất hiện trước khi bé 3 tháng tuổi. Do vậy, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu sau đây để chẩn đoán:

  • Vết sưng gần khóe mắt
  • Dịch từ khóe mắt chảy ra nhiều
  • Hay tỏ ra khó chịu sau khi ngủ dậy
  • Khu vực cánh mũi sưng đỏ, đau khi chạm vào.

Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng em bé bằng những hình thức như áp lực mắt, sức khỏe giác mạc để đảm bảo rằng bé không bị những bệnh khác như tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu hiện tượng đỏ, sưng và kích ứng mắt để loại trừ viêm kết mạc.

Biện pháp y tế chữa tắc tuyến lệ ở bé mới chào đời

Phần lớn các trường hợp tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong năm đầu đời. Do đó, các bác sĩ có xu hướng đề nghị điều trị bảo tồn, trong khi theo dõi cẩn thận sức khỏe của trẻ sơ sinh. Biện pháp này sẽ cải thiện 90% tình trạng đang mắc phải.

Trong một số trường hợp tuyến lệ vẫn bị tắc, bác sĩ có thể sử dụng một phương pháp điều trị khác. Phương pháp phổ biến nhất là thăm dò phẫu thuật, trong đó bác sĩ đưa dụng cụ y tế vào tuyến lệ mắt để loại bỏ vật cản. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống, việc thăm dò bằng phẫu thuật thường không cần gây mê.

Trẻ lớn hơn một chút có nhiều khả năng phải thực hiện thủ thuật này trong phòng phẫu thuật dưới hình thức gây mê toàn thân. Phẫu thuật thường mất khoảng 10 phút và có tỷ lệ thành công 80%.

Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà

Có khá nhiều biện pháp mà bạn có thể làm để cải thiện tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bằng cách:

Chườm ấm chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Cứ sau vài giờ, khi tuyến lệ bắt đầu hình thành hiện tượng tích tụ ghèn, bạn hãy lấy một khăn sạch hoặc bông gòn mềm, nhúng nước và nhẹ nhàng vệ sinh khu vực xung quanh mắt bé. Bạn có thể đè nhẹ lên tuyến lệ và lau từ trong khóe mắt ra ngoài. Trong quá trình này, bạn hãy cẩn thận để tránh đụng vào nhãn cầu của con.

Tuyến lệ sẽ nằm giữa mí mắt dưới và mũi, khu vực miệng tuyến lệ ở phần mí dưới. Nếu hiện tượng tuyến lệ bị tắc xuất hiện ở cả 2 mắt, bạn nên dùng bông gòn khác hoặc khăn sạch để lau bên mắt còn lại.

Mát xa tuyến lệ để chữa tắc

Để giúp bé sơ sơ sinh nới lỏng tuyến lệ và làm sạch khu vực này, bạn có thể thực hiện biện pháp mát xa. Về cơ bản, bạn ấn nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện biện pháp này đúng đắn nhất. Bạn có thể mát xa tắc tuyến lệ khoảng 2 lần/ngày nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để không gây tổn thương bé.

Nhỏ mắt

Nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để làm sạch ổ vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ sẽ được giải quyết triệt để khi bé từ 12 tuổi trở lên, đi kèm với các biện pháp tại nhà. Với bé đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn bị tắc tuyến lệ, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật khác để giúp khơi thông tuyến lệ.

Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ nhãn khoa, tắc tuyến lệ là rối loạn phổ biến nhất về hệ thống tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Khi mắc phải tình trạng này, bé thường có các dấu hiệu sau:

  • Gào khóc nhưng không có nước mắt
  • Dịch tiết ra nhiều hơn khi đè nhẹ lên các góc trong của mí mắt dưới
  • Biểu hiện khó chịu hơn trong những ngày lạnh, có gió hoặc khi bị cảm
  • Tuyến lệ có ghèn, ảnh hưởng đến hai mắt trong khoảng 30% thời gian trong ngày
  • Dịch tiết ra từ mắt, mắt bé có thể chảy nước hoặc tiết ra chất nhầy và mủ, tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn.

Những dấu hiệu này có thể bắt đầu xuất hiện khi bé 3 tuần tuổi. Mặc dù đôi mắt có thể đẫm nước nhưng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường không gây ra khó chịu quá nhiều. Nếu bé yêu chảy nước mắt hoặc dịch mủ, có ghèn trong thời gian dài, hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress

(94)
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bất thường khi bạn bị stress vì áp lực cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã biết đến cách chữa kinh nguyệt không đều do bị stress? ... [xem thêm]

Thai nhi 29 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(41)
Thai 29 tuần sẽ là lúc mẹ bầu mang thai 7 tháng. Trong lúc này, bé đã đạt được một mức độ phát triển nhất định về kich cỡ, cân nặng…Tuần thai 29 ... [xem thêm]

Tuyển phòng khám vật lý trị liệu đúng chuẩn

(70)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

7 cách bế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho những người lần đầu làm cha mẹ

(22)
Xương của trẻ sơ sinh còn rất non và yếu, nếu không hiểu rõ cách bế trẻ sơ sinh, bạn có thể khiến bé khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến hệ xương ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh bạch tạng ở người

(46)
Bệnh bạch tạng khiến cho các sắc tố da, tóc và mắt ở người trở nên nhạt màu hoặc không màu. Đột biến gene chính là nguyên nhân bệnh bạch tạng khiến ... [xem thêm]

Trẻ bị khô môi, nứt môi: Nguyên nhân và cách chữa trị

(78)
Khi thời tiết thay đổi sẽ gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm. Điều này có thể khiến cho làn da và đôi môi xinh xắn của con có thể bị khô, ... [xem thêm]

Ba mẹ nuông chiều con có ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

(58)
Làm ba mẹ, ai cũng sẽ thương yêu con cái hết mình và có khi nuông chiều con quá mức. Điều này là thói quen không tốt và có khi dẫn đến những hậu quả không ... [xem thêm]

Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?

(59)
Bệnh thứ năm hay còn gọi là ban đỏ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở trẻ em khiến cha mẹ lo lắng. Vậy chính xác đây là bệnh gì? Đâu là những triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN