Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải là điều bất thường?

(3.98) - 31 đánh giá

Làm cha mẹ, bạn hạnh phúc khi nhìn con đang say giấc nồng. Thế nhưng, một ngày kia, bạn thấy trẻ nghiến răng khi ngủ. Lúc này, bạn sẽ làm gì? Nhanh chóng tìm cách chữa nghiến răng ở trẻ em? Thật ra, đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và cũng có cách chữa trị dễ dàng.

Theo các chuyên gia, khoảng 38% trẻ em có thói quen nghiến răng ở một độ tuổi nào đó. Thông thường, những trẻ từ 3,5 – 6 tuổi sẽ dễ có thói quen này nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được “thủ phạm” của tình trạng này. Tuy nhiên, một số lý do dưới đây có thể là nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ em:

1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là do lo lắng

Những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng… có thể khiến trẻ nghiến răng trong khi ngủ. Hành động này của cơ thể có thể là một cơ chế để đối phó với những cảm xúc này.

2. Trẻ nghiến răng do mọc răng

Mọc răng cũng có liên quan đến thói quen nghiến răng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hành động nghiến răng có thể giúp trẻ giảm đau.

3. Sai lệch khớp cắn ở trẻ

Khớp cắn lệch có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và nghiến răng có một mối quan hệ mật thiết. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này.

4. Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể là do dị ứng

Một nghiên cứu khác chứng minh rằng dị ứng có thể làm trẻ nghiến răng. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu do bị dị ứng.

5. Giun kim

Một nghiên cứu cho thấy trẻ bị nhiễm giun kim thường có thói quen nghiến răng. Lý do là loại ký sinh trùng này sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bị căng thẳng, dẫn đến thói quen nghiến răng.

6. Cơ thể trẻ phản ứng với một số loại thuốc

Những trẻ dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng nghiến răng ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ nghiến răng khi ngủ

Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bố mẹ phát hiện sớm chứng nghiến răng khi ngủ của con như:

  • Việc nhai thức ăn trở nên khó khăn vì răng của trẻ bị đau khi nhai
  • Răng của trẻ bị mẻ mặc dù trẻ không bị té hoặc bị tai nạn
  • Trẻ thường hay nói rằng mình bị đau hàm, đau tai và đau toàn thân
  • Bạn nghe thấy tiếng nghiến răng khi trẻ ngủ
  • Trẻ thường bị đau âm ỉ ở trán.

Chứng nghiến răng ở trẻ thường kéo dài bao lâu?

Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen nghiến răng khi lớn và khi răng vĩnh viễn mọc. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ lớn cũng mắc phải tình trạng nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể là do lo lắng và trẻ sẽ bỏ được nếu lo lắng được gỡ bỏ. Cũng có khi bố mẹ chỉ phát hiện được tình trạng nghiến răng khi trẻ đã bị các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy cơ bị gì?

Một số vấn đề có thể xảy ra khi trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài như:

  • Tủy răng bị lồi ra
  • Tình trạng sâu răng ở trẻ em sẽ trở nên tồi tệ hơn do răng bị mài mòn liên tục
  • Gãy xương ở vùng hàm
  • Nghiến răng có thể khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ
  • Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • Răng có thể bị hư hại do phải chịu áp lực liên tục từ việc nghiến răng.

Giải pháp cho vấn đề trẻ ngủ nghiến răng

Bạn có thể giúp con yêu trị chứng nghiến răng khi ngủ thông qua một số phương pháp như:

  • Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải những căng thẳng có liên quan đến việc học tập và bạn bè. Bạn hãy tạo ra một số hoạt động giúp trẻ thư giãn, đặc biệt là lúc trước giờ đi ngủ. Một số hoạt động mà bạn có thể làm là trò chuyện thân mật với trẻ, tắm nước nóng và kể chuyện bé nghe trước khi đi ngủ. Biến những hoạt động này thành một thói quen bởi nó có thể giúp trẻ ít nghiến răng khi ngủ.
  • Chú ý đến cuộc sống của trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng và tìm cách giải quyết vấn đề này. Nếu trẻ gặp phải các vấn đề về học tập, bạn có thể giúp trẻ những môn mà trẻ gặp rắc rối.
  • Nếu trẻ bị đau răng, nướu, bạn có thể chườm một túi nước ấm lên má để giảm đau.
  • Nhiễm trùng tai có thể khiến trẻ thường xuyên nghiến răng để giảm đau. Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ uống nếu trẻ hơn 6 tháng tuổi và phải cho trẻ uống đúng liều lượng.
  • Núm vú giả có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian tập bỏ thói quen nghiến răng. Những loại núm vú này có thể giúp trẻ bình tĩnh khi lo lắng nhưng không được dùng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng.
  • Những trẻ có răng mọc không đều có thể gặp khó khăn trong việc khép miệng và lúc này trẻ sẽ thường xuyên nghiến răng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để điều trị.
  • Yoga và thiền là cách mà rất nhiều người trên thế giới sử dụng để giảm căng thẳng. Bạn có thể cho trẻ thử những phương pháp này.

Những điều quan trọng bạn cần lưu ý khi chăm sóc trẻ

1. Cho trẻ một chế độ ăn cân bằng

Trẻ ngủ nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, thiếu canxi và magiê có thể khiến trẻ có thói quen nghiến răng. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.

2. Cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm

Đây là một dụng cụ được đặt bên trong miệng để ngăn không cho hai hàm răng chạm vào nhau. Bạn có thể cho trẻ sử dụng trước khi đi ngủ và gỡ ra vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.

3. Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.

Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp trên mà thói quen nghiến răng của trẻ vẫn còn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ khám. Nghiến răng sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nếu bé cưng gặp phải tình trạng này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nghiến răng là đảm bảo trẻ không bị căng thẳng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 triệu chứng cho thấy bạn bị sinh vật biển tấn công

(52)
Một vài loài sinh vật biển (cá, cua, nhện biển, sứa…) có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng dù không tiêm bất cứ nọc độc nào vào người.Dấu hiệu ... [xem thêm]

Chăm sóc đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh

(62)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

12 bài tập giúp bạn đẩy lùi cảm giác thèm ăn

(96)
Bạn đang lên kế hoạch giảm cân nhưng lại rất mau đói và khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn? Hãy thử thực hiện những bài tập giúp bạn đẩy lùi cảm giác ... [xem thêm]

Bật mí các dưỡng chất giúp bạn làm giảm nếp nhăn

(50)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P1)

(97)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

Ăn chay linh hoạt theo chế độ ăn kiêng flexitarian

(12)
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng flexitarian, bạn không phải kiêng hoàn toàn thịt mà vẫn có thể tận dụng được các lợi ích khi áp dụng chế độ ăn chay thông ... [xem thêm]

9 bí quyết vàng giúp con phát triển trí não

(60)
Bố mẹ điều mong muốn làm những điều tốt nhất để giúp phát triển trí não ở trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để giúp trẻ phát triển theo chiều hướng tích ... [xem thêm]

Tổng quan về bệnh viêm ruột

(44)
Bệnh viêm ruột là một bệnh lý thường xảy ra do nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau bụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN