Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?

(4.1) - 66 đánh giá

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường và có tính chất định kỳ hằng tháng. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý theo dõi kinh nguyệt của trẻ để đề phòng những triệu chứng bất thường.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng rất thường gặp ở trẻ tuổi teen. Rất nhiều người quan niệm rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào một ngày cụ thể mỗi tháng nhưng thực tế, điều này không phải đúng với tất cả mọi người. Con gái bạn đã bị trễ kinh vài ngày, vậy bạn cần phải làm gì? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ sau nhé.

Kinh nguyệt thường xuất hiện vào độ tuổi nào?

Phần lớn các cô bé sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, cũng có trẻ có sớm hoặc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Một số trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những người khác trong khi một số khác phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể trẻ đang phát triển bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể được tính toán như thế nào?

Phần lớn các bác sĩ đều nói rằng kinh nguyệt có chu kỳ khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, bạn cần nhớ 28 chỉ là số trung bình và không có nghĩa là nếu con bạn không có chu kỳ 28 ngày thì có gì đó không ổn với trẻ.

Để biết chu kỳ của trẻ, bạn hãy yêu cầu trẻ đếm số ngày kể từ ngày đầu tiên trẻ có kinh cho đến ngày đầu tiên trẻ có kinh vào tháng sau. Số ngày mà trẻ đếm được chính là chu kỳ kỳ kinh của trẻ.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?

Trong hai năm đầu khi trẻ mới bắt đầu có kinh, chu kỳ của trẻ sẽ có nhiều bất thường. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:

1. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một điều bình thường

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà kinh nguyệt của trẻ thường xuyên bị rối loạn, điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh của trẻ không xuất hiện đúng vào một ngày cụ thể nào đó đã được tính toán trước. Trung bình, lần có kinh thứ hai của trẻ sẽ đến trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ ngày đầu tiên mà trẻ có kinh lần đầu. Trong một số trường hợp, có thể phải mất đến một hoặc hai tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần kinh đầu.

2. Nói chuyện với bác sĩ sau ba tháng

Nếu bạn thấy hơn 3 tháng mà trẻ vẫn chưa có kinh lại, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

3. Khoảng thời gian có kinh ở mỗi tháng cũng sẽ khác nhau

Đôi khi, trẻ chỉ có kinh khoảng 2 – 3 ngày trong một tháng, trong khi những tháng khác trẻ có kinh đến 5 – 7 ngày. Tất cả những điều này là bình thường vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển và có rất nhiều thay đổi đang diễn ra bên trong. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt theo những cách khác nhau.

4. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến sự đều đặn và lưu lượng máu

Vì cơ thể của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó sẽ có rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Lượng máu chảy mỗi tháng có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào số lượng hormone đang được sản xuất trong cơ thể.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

Là một người mẹ, việc bạn cảm thấy lo lắng khi con mình có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thay vì lo lắng quá nhiều, bạn nên đưa trẻ đi khám để xem có vấn đề gì bất thường hay không:

  • Nếu trẻ không có kinh hơn 3 tháng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một căn bệnh nào đó liên quan đến cơ quan sinh sản.
  • Nếu trẻ vẫn có kinh trong thời gian 3 tháng, vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu chưa yên tâm, bạn có thể đến gặp bác sĩ để hỏi thêm.

Các nguyên nhân có thể khiến kinh nguyệt của trẻ không đều

Ngoài những biến động về nội tiết tố thì còn có nhiều lý do khác có thể khiến cho kinh nguyệt của trẻ không đều. Dưới đây là một vài lý do phổ biến mà bạn nên biết:

1. Có thể là do trẻ đã mang thai

Mặc dù có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố nhưng cũng có khả năng rất lớn là trẻ đã mang thai. Dù trẻ có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì hiệu quả của nó chỉ khoảng 99% và luôn có nguy cơ mang thai ngẫu nhiên.

Ngoài ra, nếu trẻ uống thuốc tránh thai thì nó cũng chỉ có tác dụng khi uống một cách thường xuyên. Nếu bạn nghi ngờ, hãy hỏi trẻ xem trong thời gian gần đây trẻ có quan hệ tình dục hay không. Nếu có, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

2. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức có thể tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ vị thành niên. Nếu trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao, nhiều khả năng trẻ sẽ không có kinh trong nhiều tháng. Chu kỳ kinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào cường độ tập và bài tập mà trẻ đang thực hiện.

Tập thể dục quá sức cũng có thể khiến cho khoảng thời gian hành kinh giảm xuống, tháng trước trẻ có thể có kinh 5 ngày nhưng những tháng này trẻ chỉ chảy máu nhẹ khoảng 2 – 3 ngày. Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể ngừng hoàn toàn. Đừng hoảng hốt, nếu trẻ giảm cường độ tập hoặc ngưng tập thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.

3. Căng thẳng

Trẻ có thể đang gặp phải căng thẳng về việc học ở trường hoặc bất kỳ vấn đề này khác. Quá căng thẳng về mọi thứ có thể khiến kinh nguyệt của trẻ không đều.

4. Rối loạn ăn uống

Nhiều cô bé tuổi teen trải qua các rối loạn ăn uống như biếng ăn, ăn ói… Nếu trẻ đang bị rối loạn ăn uống, có khả năng nó đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ. Nếu bạn thấy trẻ đang có sự thay đổi về thói quen ăn uống, hãy cẩn thận vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng các chức năng cơ thể và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm giúp trẻ hiểu được những sự thay đổi của cơ thể mà trẻ phải trải qua. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh của trẻ để có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 loại thực phẩm gây hại cho vóc dáng

(15)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Tìm hiểu về thuật thôi miên giúp trị bệnh

(27)
Thuật thôi miên được định nghĩa như một trạng thái biến đổi của nhận thức, khi đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc trong trạng thái hôn mê. Thuật ... [xem thêm]

Đột quỵ ở trẻ nhỏ: chứng huyết khối tĩnh mạch não (CSVT)

(96)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

Chăm sóc cún cưng chỉ với dầu dừa

(39)
Từ lâu, dầu dừa đã được công nhận là rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Nó mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời về nhiều mặt như chăm sóc ... [xem thêm]

Dị ứng nguyên tiềm ẩn trong thức ăn mà bạn không ngờ đến

(12)
Phản ứng dị ứng với thức ăn là rất phổ biến và cũng thường rất nguy hiểm. Những phản ứng dị ứng khác có thể được khởi phát bởi các phần tử ... [xem thêm]

Giúp con đi mẫu giáo là một niềm vui!

(35)
Bé đã quen với sự chăm sóc của người thân trong gia đình nên sẽ rất khó để thích với môi trường học mẫu giáo. Vậy làm sao bố mẹ tạo niềm vui khi ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn tìm thấy bạn đời trước tuổi 35

(13)
Khi gần bước qua độ tuổi đôi mươi, bạn có thể bỗng nhiên lo lắng khi mình vẫn còn chưa “yên bề gia thất”. Thay vì đi xem bói hay nhờ mai mối, bạn có ... [xem thêm]

Dấu hiệu nào báo hiệu da bạn đang bị lão hóa?

(47)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN