Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Đại đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là không cần dùng thuốc. Những đứa trẻ này được gọi là “ happy spitters” – nghĩa là ngoài chuyện trớ ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Đó chỉ là do sự chưa trưởng thành của cơ thắt thực quản khiến thức ăn trào lên theo từng đợt.
Đừng uống motilium, primperam hay bất cứ thứ men vi sinh nào vì nó không cần thiết và chỉ gây hại thêm cho trẻ.Tình trạng này sẽ giảm dần khi em bé lớn lên, khi bé biết ngồi thì đỡ hơn một tý, khi bé biết đứng – đi thì đỡ nhiều và thường hết sau 12-18 tháng tuổi. Bạn chỉ cần: chia nhỏ cữ ăn, cho ợ hơi sau bú, giữ trẻ bình tĩnh ở tư thế đầu cao trong 20-30 phút – đừng nô đùa quá. Mặc đồ rộng rãi mát mẻ thôi. Một số trường hợp có thể pha đặc sữa hoặc dùng sữa chống trào ngược.
Khi nào điều trị?
Cân nhắc điều trị bằng thuốc giảm tiết acid như Nexium trong những trường hợp trào ngược acid và gây hậu quả như:
- Viêm thực quản (trẻ than đau nóng rát sau ức, hoặc trẻ có tư thế bất thường khi bú – ưỡn ngực và đầu ra sau – tư thế Sandifer hoặc ói máu, khó nuốt…..
- Chậm lớn nghi do trào ngược
- Khò khè hoặc suyễn không kiểm soát nổi hoặc các triệu chứng hô hấp dai dẳng
- Ngưng hô hấp – tuần hoàn nghi do trào ngược.
- …etc…..
Dùng nexium lâu ngày có tác dụng phụ gì không?
Có bà mẹ hỏi tôi “Dùng nexium lâu ngày có tác dụng phụ gì không?”
Đương nhiên là có: ta biết là acid trong bao tử ngoài chức năng tiêu hoá thức ăn nó còn là hàng rào acid tiêu diệt hầu hết các vi trùng xâm nhập qua đường miệng. Dùng Nexium sẽ làm giảm độ acid (độ chua ) của dịch bao tử, điều này khiến vi trùng có thể sống sót vượt qua hàng rào này mà gây bệnh cho cơ thể, viêm phổi cũng hay gặp nếu dịch bao tử kém chua và vi trùng sống được theo luồng trào ngược mà hút vào phổi, ngoài ra nó có thể gây khó tiêu, thậm chí loãng xương nếu xài lâu dài.
Chẩn đoán trào ngược không khó. Nhưng chẩn đoán bệnh trào ngược rất khó. Các phương pháp như nội soi, đo pH thực quản, do kháng lực thực quản khó thực hiện ở trẻ em và cũng không có ở VN. Siêu âm chẩn đoán trào ngược không phải tiêu chuẩn vàng và rất phụ thuộc chủ quan người siêu âm.
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/diendannhikhoa/photos/a.348484485349078/754866414710881/?type=3&theater