Trâm là thảo dược gì?

(4.15) - 77 đánh giá

Tên thông thường: trái trâm, Jambul Plum, Jambolao, Jambose, Jambosier, Jambu, Jambul, Jamelongue, Jamelonguier, Jamum, Java Plum, Jumbul.

Tên khoa học: Eugenia Jambula

Tác dụng

Trâm dùng để làm gì?

Trâm được sử dụng để điều trị:

  • Tiểu đường;
  • Các rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, co thắt ruột, các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy nặng (kiết lỵ);
  • Các vấn đề về phổi như viêm phế quản và hen;
  • Táo bón, các bệnh về tuyến tụy, các vấn đề về dạ dày, rối loạn thần kinh, trầm cảm và kiệt sức khi kết hợp hạt trâm với các loại thảo mộc khác;

Bên cạnh đó, quả trâm như là một thuốc kích thích để tăng hứng thú đối với hoạt động tình dục.

Quả trâm đôi khi được thoa trực tiếp vào miệng và cổ họng để giảm đau do viêm và cũng được thoa trực tiếp lên da để chữa loét da và viêm da.

Thảo dược này có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của trâm là gì?

Hạt và vỏ trâm chứa các chất có thể làm giảm lượng đường trong máu trong khi chiết xuất từ lá và quả trâm lại không ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Trâm cũng chứa các chất có thể chống lại tình trạng hư tổn do oxy hóa cũng như các chất làm giảm viêm gây ra. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho trâm là gì?

Liều dùng dựa theo dạng bào chế của thảo dược trâm, gồm:

  • Vỏ cây khô: bạn uống 3-6g/ngày;
  • Chiết xuất chất lỏng: bạn dùng 4-8ml/ngày;
  • Bột hạt trâm: bạn uống 0,3-2g/ngày;
  • Trà: bạn đun sôi 1-2 muỗng canh vỏ khô trong 148ml nước sôi trong 5-10 phút;
  • Thuốc dùng ngoài: bạn làm ấm gạc được làm từ vỏ cây trâm, sử dụng khi cần.

Liều dùng của trâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của trâm là gì?

Trái trâm có ở dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Bột hạt trâm;
  • Trà;
  • Gạc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng trâm?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng trâm bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây trâm hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác như: tiểu đường;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng trâm với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của trâm như thế nào?

Không có đủ thông tin việc sử dụng trái trâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bạn nên ngừng dùng trái trâm ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Trâm có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng trái trâm.

Trái trâm có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®),…

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các axit amin phân nhánh

(47)
Tên thông thường: Acide Isovalérique de Leucine, Acides Aminés à Chaîne Ramifiée, Acides Aminés Ramifiés, Aminoacidos Con Cadenas Laterales Ramificadas, BCAA, BCAAs, Branched Chain Amino ... [xem thêm]

Tìm hiểu về cây thì là

(50)
Tên gốc: Cây thì làTên gọi khác: Cây thìa làTên tiếng anh: Dill herbTìm hiểu chungThì là dùng để làm gì?Thì là được dùng để chữa một số triệu chứng về ... [xem thêm]

Mao địa hoàng là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: mao địa hoàngTên khoa học: digitalisTìm hiểu chungMao địa hoàng dùng để làm gì?Mao địa hoàng là một loại thảo mộc, các bộ phận của cây ... [xem thêm]

Ngò tây Piert là thảo dược gì?

(70)
Tên thông thường: Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây,Tên khoa học: Alchemilla arvensis, Aphanes arvensisTác dụngNgò tây Piert dùng để làm gì?Các phần của ngò ... [xem thêm]

Hoa chuông

(21)
Tác dụngHoa chuông dùng để làm gì?Cây hoa chuông được dùng làm trà giúp cho bệnh loét dạ dày, giúp chữa kinh nguyệt nặng, tiêu chảy, nước tiểu có máu, ho ... [xem thêm]

Gỗ nút chai

(98)
Tìm hiểu chungTác dụng của gỗ nút chai là gì?Trước khi có y học hiện đại, người ta dùng gỗ nút chai để chống nôn mửa và buồn nôn khi đi tàu xe. Cây ... [xem thêm]

Cốt khí củ là thảo dược gì?

(70)
Tên thông thường: cốt khí củTên khoa học: fallopia japonicaTìm hiểu chungCốt khí củ dùng để làm gì?Cốt khí củ là tên Trung Quốc được đặt cho một thảo ... [xem thêm]

Pregnenolone

(11)
Tên thông thường: Pregnenolona, Pregnénolone.Tên khoa học: PregnenoloneTìm hiểu chungPregnenolone dùng để làm gì?Pregnenolone là một chất được tìm thấy trong cơ thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN