Tên gốc: Cây thì là
Tên gọi khác: Cây thìa là
Tên tiếng anh: Dill herb
Tìm hiểu chung
Thì là dùng để làm gì?
Thì là được dùng để chữa một số triệu chứng về tiêu hóa bao gồm cồn cào ruột, đầy hơi, chán ăn và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Cây thì là còn chữa được một số bệnh về hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp, ho, viêm phế quản, cũng như bệnh tả, đau lưng, đái dầm và vấn đề thị giác.
Một số phụ nữ dùng thì là để tăng lượng sữa trong thời gian cho con bú, giúp xuất kinh, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn và giúp tăng cường ham muốn tình dục.
Bột từ thì là có thể dùng làm thuốc đắp cho vết rắn cắn.
Cơ chế hoạt động của thì là
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong thì là có nhiều loại ký sinh trùng có lợi, một số loài có khả năng chống nhiễm trùng và hoạt động như hormone estrogen ở người.
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 100g cây thì là cụ thể như sau:
Liều dùng
Liều dùng của thì là
Bạn có thể dùng hạt thì là hoặc dầu hạt thì là để chống đầy hơi và kích thích tiêu hóa ở liều lượng 5-7 gram hạt thì là hoặc 0,1-0,6 ml dầu hạt thì là.
Liều dùng của thì là có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Thì là có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của thì là
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Hạt thì là khô
- Tinh dầu
- Thuốc viên
- Chiết xuất
- Rượu thuốc
- Thuốc sắc.
Cách sử dụng
Cây thì là là loại thảo mộc có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, bạn có thể tận dụng thảo dược này để chữa những bệnh như sau:
Tiêu chảy, kiết lỵ
Trong Đông y, người ta sử dụng cây thì là để cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân lỏng bằng cách nướng hạt thì là đến khi hạt chuyển sang mày vàng rồi nghiền thành bột nhỏ trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa. Sau đó ăn hỗn hợp này từ 2-3 lần trong ngày.
Táo bón
Khi trẻ nhỏ bị táo bón và không thể dùng thuốc để chữa trị, bạn hãy cân nhắc đến việc cho bé ăn cháo hoặc canh rau thì là đều đặn. Ngoài ra, thì là cũng hỗ trợ và ngăn ngừa trẻ mắc phỉa chứng rối loạn tiêu hóa khi con được uống 2-3 muỗng canh sắc ra từ nước thì là.
Rối loạn kinh nguyệt
Dùng 60g dịch xuất chiết lá thì là cùng 15ml nước ép rau cần tây uống 3 lần trong ngày sẽ giúp phụ nữ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau khi chu kỳ xảy đến.
Cảm lạnh, viêm đường hô hấp
Khi bị cảm lạnh, bạn chỉ cần lấy khoảng 60gram hạt thì là bỏ vào nước sôi, sau đó lọc bõ bã và thêm mật ong rồi uống từ 2-3 lần trong ngày. Biện pháp này sẽ giúp bạn mau chóng khỏe lại.
Mất ngủ
Chỉ cần 1 bát canh rau thì là thật ngon vào buổi tối, chứng khó ngủ của bạn sẽ dần bị đẩy lùi.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ khi dùng thì là?
Thì là có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu hấp thụ quá nhiều, chẳng hạn như:
- Co giật, ảo giác
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
- Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc, nhạy cảm với ánh sáng
- Phù phổi, ung thư, đặc biệt là các loại ung thư chịu ảnh hưởng của nội tiết tố.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Thận trọng
Lưu ý trước khi sử dụng
Bạn nên bảo quản vị thuốc từ cây thì là trong hộp kín, tránh độ ẩm và nhiệt độ cũng như theo dõi các phản ứng mẫn cảm và viêm da dị ứng. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, ngưng dùng thuốc ngay và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác.
Những quy định cho thì là ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây thì là nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của thì là như thế nào?
Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự an toàn của thì là đối với người mang thai. Tốt nhất, bạn nên tránh dùng thì là cho đối tượng này.
Trong lúc cho con bú, thì là có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Đã có trường hợp hai trẻ em bú sữa mẹ bị ảnh hưởng thần kinh sau khi bà mẹ dùng thuốc có chứa thì là.
Tinh dầu thì là không nên dùng cho trẻ em hoặc những người dị ứng với nó.
Không dùng thì là trong thời gian dài.
Nếu bạn có bất kỳ bệnh nào sau đây, không nên dùng thì là:
- Rối loạn về chảy máu như không đông máu
- Các bệnh dễ bị ảnh hưởng từ hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Thì là có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng thì là.
Thì là có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc và thảo dược sau:
- Thuốc tránh thai
- Ciprofloxacin
- Estrogen
- Tamoxifen
- Thuốc chống co giật.