Top 4 thực phẩm thần kỳ nên ăn để cho âm đạo khỏe mạnh

(3.53) - 87 đánh giá

Tên thông thường: tỏi

Tên khoa học: allium sativum

Tác dụng

Tác dụng của tỏi là gì?

Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn như:

  • Tăng huyết áp, hạ huyết áp;
  • Tăng cholesterol, thừa cholesterol;
  • Bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm lưu lượng máu do hẹp động mạch và xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, tỏi còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư như:

  • Ung thư ruột kết;
  • Ung thư trực tràng;
  • Ung thư dạ dày;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • Đau tủy xương và ung thư phổi;
  • Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.

Ngoài ra, tỏi cũng được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nấm.

Tỏi có thể được sử dụng cho những mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Tỏi chứa hoạt chất allicin, tạo ra mùi tỏi. Bạn có thể dùng một số sản phẩm không có mùi tỏi nhưng có nhiều khả năng thuốc sẽ kém tác dụng hơn.

Hiện nay, chưa có đầy đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các sản phẩm thảo dược. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng tỏi cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

Bạn có thể dùng tỏi bằng cách uống hoặc dùng ngoài da.

Nếu dùng bằng cách uống, bạn nên tuân thủ liều lượng sau:

  • Đối với bệnh xơ vữa động mạch, bạn nên dùng viên nén tỏi 300 mg một hoặc ba lần mỗi ngày trong vòng 4 năm. Bạn cũng có thề dùng 250 mg chiết xuất tỏi hàng ngày trong 12 tháng hoặc sản phẩm kết hợp chứa chiết xuất tỏi 300 mg: uống bốn lần mỗi ngày trong một năm;
  • Đối với bệnh ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, bạn dùng viên nang chứa 2,4 ml chiết xuất tỏi hàng ngày trong 12 tháng;
  • Đối với bệnh tăng huyết áp, bạn có thể dùng viên nén từ 300 mg đến 1500 mg chia thành nhiều liều thuốc uống mỗi ngày trong 24 tuần hoặc dùng viên nang chứa 960mg đến 7,2 g chiết xuất tỏi hàng ngày và chia thành 3 liều cho đến 6 tháng;
  • Đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên dùng chiết xuất tỏi hòa tan trong nước 1 mg/kg hàng ngày trong vòng một tháng.

Nếu bị bệnh nhiễm nấm da, bạn nên dùng thuốc kem, gel có thành phần tỏi ajoene là 0,4%, 0,6%, hoặc 1% bôi ngoài da hai lần mỗi ngày trong một tuần.

Liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các loại thảo dược không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.

Cách dùng

Bạn nên dùng tỏi như thế nào?

Bạn có thể dùng thảo dược tỏi để bôi ngoài da hoặc uống thuốc.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tỏi?

Khi dùng tỏi, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Hôi miệng, cơ thể có mùi và tiêu chảy;
  • Nóng rát miệng, thực quản và dạ dày; buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi;
  • Chảy máu;
  • Hen suyễn, phản ứng dị ứng;
  • Tổn thương da, kích ứng da trầm trọng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng tỏi, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng tỏi, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn nên cân nhắc việc dùng thuốc, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang mắc những bệnh như:

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Tỏi có thể chảy máu kéo dài và gây trở ngại trong việc kiểm soát huyết áp. Bạn nên ngừng sử dụng tỏi ít nhất hai tuần trước lịch phẫu thuật.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Tỏi có thể tương tác với thuốc nào?

Tỏi có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Những thuốc có thể tương tác với tỏi bao gồm:

Tỏi có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến tỏi?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Dạng bào chế

Tỏi có những dạng và hàm lượng nào?

Tỏi có những dạng và hàm lượng sau:

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tổng quan về bảo hiểm ung thư

(20)
Bảo hiểm ung thư là một trong các loại bảo hiểm sức khỏe với nhiệm vụ chi trả cho toàn bộ chi phí chẩn đoán, xét nghiệm cũng như điều trị loại bệnh ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về vôi hóa sụn khớp và gân cơ?

(47)
Vôi hóa sụn khớp là tình trạng lắng đọng canxi trong sụn mô. Việc hiểu rõ về quá trình lắng đọng canxi, sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.Canxi ... [xem thêm]

Bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục không?

(58)
Các bệnh lây qua đường tình dục viết tắt là STDs (Sexually transmitted diseases) là những bệnh lây lan từ người này sang người khác khi giao hợp. Phần lớn vi ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn ngủ trên máy bay ngon hơn

(67)
Giấc ngủ trên máy bay có thể bị ảnh hưởng bởi chỗ ngồi nhỏ hẹp, tiếng nói chuyện rì rầm hay ánh sáng từ điện thoại của mọi người xung quanh. Làm sao ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

Thai nhi 8 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(28)
Thai 8 tuần đồng nghĩa với việc bạn đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, con yêu đã có kích thước bằng 1 trái dâu rồi đấy.Nếu mẹ bầu ... [xem thêm]

Cảnh báo nguy cơ về bệnh trầm cảm ở sinh viên

(82)
Trầm cảm là một nhóm bệnh chiếm tới 25% dân số. Căn bệnh quái ác này gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho nạn nhân mà còn cho gia đình họ. ... [xem thêm]

11 quan niệm sai lầm và sự thật về hắc lào

(52)
Khi nghe đến bệnh hắc lào, có thể bạn sẽ tưởng tượng ra những viễn cảnh đáng sợ khi bệnh gây ra nhiều triệu chứng trên da. Cũng từ đó, những lầm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN