Tinh dầu trà xanh: Người bạn tốt lành cho sức khỏe

(4.41) - 60 đánh giá

Tuy không được phổ biến như tinh dầu tràm trà nhưng tinh dầu trà xanh lại chẳng hề thua kém về những lợi ích mang lại cho người dùng.

Trà xanh là một trong những loại thảo mộc quan trọng được sử dụng nhiều nhất. Trà xanh chứa nhiều dưỡng chất có đặc tính chống oxy hóa. Do vậy, loại dầu được chiết xuất từ lá và hạt trà xanh cũng mang đến những giá trị diệu kỳ. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí các tác dụng của tinh dầu trà xanh cũng như một vài thông tin hữu ích khác.

Công dụng của tinh dầu của trà xanh

Những lợi ích quan trọng nhất của dầu trà xanh bao gồm:

1. Trị rụng tóc, kích thích mọc tóc

Tinh dầu trà xanh đặc biệt giàu hợp chất chẹn beta, giúp ức chế hoạt động của các chất đặc biệt do cơ thể sản xuất gây nên hiện tượng hói và rụng tóc. Bên cạnh đó, loại dầu tinh chế này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, thành phần đặc biệt quan trọng để chống rụng tóc.

Nếu muốn có kết quả tốt nhất, bạn hãy trộn 10 giọt dầu trà xanh với khoảng 60ml dầu dừa hoặc dầu ô liu, sau đó trộn đều và massage lên da đầu cũng như thân tóc. Ủ tóc ít nhất hai giờ trước khi gội sạch lại bằng nước.

2. Tinh dầu trà xanh trị mụn

Các đặc tính của trà xanh giúp chống lại mụn trứng cá và phục hồi sự trẻ trung đã mất của làn da đang bị tổn thương. Đặc biệt, dầu trà xanh còn có thể:

  • Cải thiện độ đàn hồi của da
  • Làm sáng các vết sẹo trên da
  • Điều trị mụn nhọt.

Cách dùng loại tinh dầu này cũng khá đơn giản, sau khi làm sạch da mặt, bạn hãy dùng tăm bông đã nhúng qua dầu và chấm vào các nốt mụn rồi để qua đêm. Ngoài ra, rửa mặt bằng tinh dầu pha loãng với nước cũng là ý kiến hay nhằm giảm sưng, đẩy lùi viêm nhiễm, thanh lọc lỗ chân lông.

3. Cải thiện chức năng nhận thức

Dầu trà xanh là một loại tinh chất nên hương thơm của nó còn có thể được sử dụng cho mục đích thư giãn, làm dịu các dây thần kinh và loại bỏ căng thẳng cũng như cải thiện tâm trí, kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn hãy nhỏ một ít tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong vài phút để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, ướp thơm chăn màn bằng tinh dầu trà xanh cũng mang đến tác dụng thư thái những lúc bạn nghỉ ngơi, đem đến giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.

4. Giảm quầng thâm mắt

Nhờ vào sự phong phú của chất oxy hóa ở dầu trà xanh mà việc sử dụng điều độ tinh dầu này để dưỡng cho vùng bên dưới mắt sẽ giúp làm thư giãn các mạch máu ở khu vực này. Đồng thời còn giúp hỗ trợ làm giảm sưng cũng như chống lại tình trạng quầng thâm mắt trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Giảm mỡ bụng

Một công dụng nổi tiếng khác của dầu trà xanh là khả năng đốt cháy chất béo, cải thiện sự trao đổi chất và giảm tình trạng da sần vỏ cam. Do vậy, nếu bạn đang muốn tìm một liệu pháp thiên nhiên để “tống khứ” lũ mỡ bụng đáng ghét, hãy thử massage thường xuyên khu vực này bằng tinh dầu chiết xuất từ trà xanh nhé.

6. Các công dụng khác

Bên cạnh những lợi ích nổi trội bên trên thì dầu trà xanh còn có các công dụng khác đáng chú ý không kém, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát ung thư da
  • Thích hợp cho da dầu
  • Ngăn ngừa cơn hen suyễn bộc phát bất ngờ
  • Giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể
  • Chống lại quá trình hình thành nếp nhăn và tăng cường sức khỏe cho lớp biểu bì của da
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng khi bạn súc miệng bằng tinh dầu pha loãng với nước mỗi ngày
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bởi khả năng thẩm thấu nhanh nhưng không gây nhờn rít quá nhiều
  • Hỗ trợ chữa bệnh đậu mùa và điều trị vết côn trùng cắn/đốt, cũng như kích thích các nốt mụn nhọt mau lành
  • Chống lại bệnh truyền nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tình trạng có hại do đặc tính chống oxy hóa
  • Tốt các cơ bắp, hỗ trợ giảm đau hoặc cảm giác nóng rát ở các cơ sau khi vận động, chấn thương
  • Điều trị bỏng da do các nguyên nhân khác nhau như cháy nắng hoặc bỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Lưu ý khi sử dụng dầu trà xanh

Trước khi sử dụng loại dầu này cho bất kỳ mục đích nào, bạn nên chú ý đến một số điều quan trọng, chẳng hạn như:

  • Cần thận trọng khi dùng tinh dầu trà xanh uống kèm với thuốc làm loãng máu bởi có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng loại dầu này dưới mọi hình thức
  • Trước khi sử dụng dầu trà xanh cho bất kỳ mục đích nào, hãy pha loãng dầu với các loại dầu khác như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân để làm giảm nồng độ
  • Nếu đây là lần đầu tiên dùng dầu trà xanh, bạn hãy áp dụng biện pháp kiểm tra thử trên xương quai hàm trước khi thoa lên những vùng da lớn hơn để loại trừ nguy cơ bị dị ứng.

Cách làm tinh dầu trà xanh

Nếu muốn tìm hiểu cách để tự làm tinh chất dầu trà xanh tại nhà, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Nguyên liệu cần có:

  • 100 gram lá trà xanh, bạn nên ưu tiên lấy những lá tươi, có màu xanh mướt, không chọn lá quá già hoặc có hiện tượng giập úng
  • Nước sạch
  • Nước đá sạch
  • 1 cái tô to
  • 1 chiếc nồi hấp kèm nắp nồi có độ cong tương đối.

Cách thực hiện

Bước 1: Cho nước đầy khoảng 1/3 nồi hấp, để bát vào giữa nồi và xếp lá xung quanh. Sau đó lật ngửa nắp, đậy lên và đặt nước đá vào trong lòng nắp nồi.

Bước 2: Chỉnh lửa ở mức vừa phải để đun sôi từ từ, hơi nước và tinh dầu trong nồi sau khi đun sôi sẽ đồng thời bay lên. Lúc này, nhiệt độ lạnh ở nước đá sẽ giúp tinh dầu ngưng tụ lại tại nắp nồi rồi rơi xuống tô được đặt ở bên dưới.

♥ Bước 3: Nếu bạn nhận thấy nước trong nồi sắp cạn thì đây là dấu hiệu cho thấy quá trình đun đã gần hoàn thành. Lúc này, hãy tắt lửa và lấy tô ra. Sản phẩm thu được sẽ bao gồm nước và tinh dầu trà xanh.

Bước 4: Sau khi đặt tô ở ngoài được một lúc, bạn có thể thấy tinh dầu nguyên chất đang nổi hoàn toàn trên mặt nước. Để lấy chúng, hãy dùng một chiếc xi lanh hoặc dụng cụ tương tự và nhẹ nhàng hút tinh dầu lên.

Bước 5: Rót sản phẩm vừa thu được vào lọ thủy tinh có màu tối. Nên cất tinh dầu tại các vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn khám phá được lợi ích của tinh dầu trà xanh đối với sức khỏe cũng như sắc đẹp. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm mua tinh dầu, hãy chọn những địa điểm bán uy tín, tránh việc sản phẩm bị pha loãng bởi những thành phần kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến trải nghiệm khi dùng.

Phương Uyên/HELLOBACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các dạng mất ngôn ngữ có thể xảy ra sau cơn đột quỵ

(35)
Chứng mất ngôn ngữ là gì?Chứng mất ngôn ngữ là một sự suy giảm khả năng về ngôn ngữ xảy ra khi một người bị chấn thương ở khu vực điều khiển ngôn ... [xem thêm]

Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson

(76)
Parkinson là một trong những mối lo ngại lớn nhất của tuổi già. Vậy làm sao để có thể chăm sóc bệnh nhân Parkinson một cách tốt nhất? Parkinson là một bệnh ... [xem thêm]

10 triệu chứng của nhiễm trùng phổi

(71)
Nguyên nhân nhiễm trùng phổi có thể là do virus, vi khuẩn và đôi khi cũng do nấm gây ra. Nhiễm trùng phổi có khả năng lây nhiễm khi hít phải vi khuẩn hoặc virus ... [xem thêm]

Cho trẻ xem tivi có thật sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?

(33)
Ảnh hưởng của tivi đối với trẻ luôn là đề tài có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, thực tế đã có một số cảnh báo về tác hại của việc cho trẻ xem tivi mà ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ

(10)
Bố mẹ thường trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì những lo lắng không rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tiêm phòng trễ có thể gây ra nhiều tác hại ... [xem thêm]

Ăn sushi khi cho con bú an toàn để bảo đảm dinh dưỡng cho bạn

(47)
Ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn và dinh dưỡng nếu bạn biết được những nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản khi dùng món ăn này. Và việc tự chế ... [xem thêm]

7 công dụng của axit fulvic mà bạn có thể chưa biết

(62)
Không ít chuyên gia đánh giá axit fulvic hoạt động như một chất bổ sung dinh dưỡng hữu dụng. Bạn có thể hấp thụ hợp chất này khi tiếp xúc với đất. Các ... [xem thêm]

Bé có nguy cơ cao nhiễm trùng tai do khói thuốc lá

(15)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN