Điểm danh 10 lỗi thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh

(3.65) - 58 đánh giá

Chăm trẻ sơ sinh là quãng thời gian không dễ dàng. Có rất nhiều điều mới lạ bạn không biết phải làm sao. Hãy nhìn lại những sai lầm phổ biến của các bà mẹ và tránh chúng đi, để việc chăm sóc con mỗi ngày luôn là những niềm vui.

Làm bố mẹ là công việc khó khăn nhất mà bạn có thể đảm đương. Để những tháng đầu tiên của cuộc hành trình trở thú vị nhất có thể cũng như hạn chế các thói quen không tốt, Chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra 10 sai lầm phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh mà bố mẹ nào cũng cần nên tránh.

1. Nghe theo lời khuyên của mọi người

Trong những tuần đầu tiên chăm trẻ sơ sinh hoặc khi vẫn còn mang thai, bạn thường hỏi thăm cách chăm trẻ từ những người từng trải qua giai đoạn này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên ai bảo gì, bạn đều làm theo.

Tuy nhiên, điều này là không nên. Bạn sẽ không có sự sáng tạo trong cách nuôi dạy con của mình. Thay vào đó, hãy lắng nghe lời khuyên của người khác nhưng có sự chọn lọc nhất định.

2. Cho con bú quá nhiều hoặc quá ít

Các bác sĩ khuyên nên cho con bú ít nhất 2 giờ/lần để đáp ứng đủ nhu cầu và thiết lập thói quen ăn uống tốt hơn. Trẻ sơ sinh thường không tự bú quá nhiều. Khi đói, bé sẽ khóc ngay cả khi đang được cho bú.

Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là nên cho con bú trong những khung giờ hợp lý. Nếu bạn chưa tiết sữa và con phải bú sữa công thức, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 20 – 30ml bởi vì dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ. Dù cho con bú quá nhiều, không gây hại nhưng có thể khiến trẻ nôn trớ, gây khó chịu. Mỗi bé đều có nhu cầu khác nhau. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn tìm hiểu bé thực sự muốn gì nhé.

3. Không vỗ lưng khi chăm trẻ sơ sinh

Vỗ lưng là hành động cần thiết khi chăm trẻ sơ sinh. Sau khi con đã bú no, bạn hãy đặt bé lên vai trong 15 – 20 phút nhằm tránh hiện tượng nôn trớ. Nếu phải đặt con nằm xuống, bạn nên để bé nằm ở vị trí đầu cao hơn một chút so với thân người.

4. Gọi con dậy giữa đêm mỗi 2 giờ

Trẻ sơ sinh có xu hướng ngủ khá lâu, giống như thời gian ở trong bụng mẹ. Cho bé bú mỗi hai giờ một lần vào ban ngày là một thói quen tuyệt vời, càng bú nhiều vào ban ngày thì con cũng sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Do vậy, bạn có thể không cần đánh thức con mỗi 2 giờ vào buổi tối để cho bé bú. Hãy để bé ngủ và bạn cũng có được khoảng thời gian của riêng mình. Khi bé ngủ lâu hơn 4 giờ, bạn có thể kiểm tra tã và cho con bú để tránh tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh.

5. Cho con bú mẹ hoàn toàn dù không đủ sữa mẹ

Đối với một số bà mẹ, phải mất mấy ngày sau khi sinh sữa mới về, thường là từ 3 – 5 ngày. Thông thường, khi các bà mẹ trải qua hành trình vượt cạn, cơ thể bắt đầu tiết ra sữa non. Đây là loại sữa rất có lợi cho em bé. Sau đó, nguồn sữa được tái tạo trong vòng vài ngày. Khoảng 7 – 10% trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng sút cân và điều này khá bình thường. Nguồn sữa trở nên dồi dào hơn khi em bé bú đúng cách và bú nhiều. Khi nguồn sữa mẹ đã ổn định, trẻ sơ sinh bắt đầu tăng cân.

Nếu bạn cho con bú mẹ hoàn toàn nhưng em bé giảm hơn 10% trọng lượng so với khi mới sinh và chất thải quá ít từ 24 – 48 giờ thì bạn cần chú ý. Điều này có thể do con không nhận đủ lượng sữa cần thiết. Khi chăm trẻ sơ sinh, bạn không nên để bé bị mất nước, nếu thấy nước tiểu của con có màu cam, bạn phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

6. Sữa công thức thường không phù hợp với dạ dày của trẻ

Một số bé có dạ dày khá nhạy cảm. Con sẽ không không thể tiêu hóa các loại sữa công thức thông thường, từ đó dẫn đến tình trạng nôn trớ. Nếu đang trong giai đoạn chờ sữa về và được bác sĩ tư vấn, bạn có thể thử những loại sữa bột dành riêng cho dạ dày nhạy cảm.

7. Bỏ qua dấu hiệu dị ứng thực phẩm trong vài tuần đầu tiên

Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn nhưng hãy cố gắng tránh những thực phẩm có thể gây đầy hơi như bông cải, thịt mỡ trong vài tuần đầu tiên. Ngoài ra, khi ăn các món chứa trứng, bơ đậu phộng, sữa và sau đó cho con bú, bạn hãy quan sát các dấu hiệu dị ứng ở trẻ bao gồm:

  • Nôn mửa nghiêm trọng
  • Phát ban
  • Ho

Một số loại dị ứng thực phẩm là do di truyền và số khác lại phát triển cá nhân. Do đó, bạn vẫn nên cẩn thận để tránh các ảnh hưởng xấu tác động đến sức khỏe của bé khi chăm trẻ sơ sinh.

8. Không lau khô người cho con kỹ càng

Sau khi bạn tắm cho trẻ sơ sinh, hãy lau khô cho bé thật cẩn thận, đặc biệt chú ý những bộ phận như nếp gấp ở cổ, cánh tay, chân, đùi, cổ tay, nách… Nếu không, độ ẩm sẽ khiến các vùng đó đỏ và ngứa. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không nên sử dụng kem dưỡng da đối với trẻ sơ sinh vì bản thân da của trẻ đã rất hoàn hào và không cần thêm bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào trừ khi bé mắc bệnh lý và yêu cầu phải sử dụng.

Ngoài ra, hãy thận trọng nếu dùng phấn rôm trẻ em bởi sản phẩm này có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn điều này, mời bạn đọc thêm bài Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?

9. Chăm sóc rốn chưa đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày có thể trì hoãn quá trình làm khô dây rốn. Bạn nên cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào ở dây rốn. Đôi lúc, bé sẽ chảy máu một chút. Đây là điều bình thường và bạn không phải lo lắng về điều đó. Cuống rốn sẽ trở nên khô và rụng đi sau khoảng 1 – 2 tuần. Để biết cách chăm sóc rốn cho con, bạn hãy tham khảo bài viết Chăm sóc cuống rốn của bé của Chúng tôi nhé.

10. Cho con nằm trên mặt phẳng cứng

Đầu của trẻ sơ sinh thường rất mềm. Nếu đặt bé nằm trên mặt phẳng cứng trong nhiều giờ thì đầu bé có thể xuất hiện những đốm phẳng. Lâu dần tình trạng này dẫn đến hội chứng đầu bẹt.

Dáng đầu của bé sẽ dần định hình theo thời gian. Bạn cần chú ý phát hiện sớm điều bất thường. Nếu nhận thấy những đốm phẳng trên đầu con, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp nặng, trẻ sơ sinh có thể cần được kết hợp nhiều phương pháp trị liệu.

Muốn đầu bé không bị bẹp, một số người dùng gối định hình chống bẹp đầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng gối này cho con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài việc cho con nằm gối định hình, có người còn cho con gối đầu bằng khăn lông, nhưng cũng cần xoay trở đầu con thường xuyên để con không nghiêng đầu sang một bên và bị méo đầu.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã chăm sóc bàn chân đúng cách?

(97)
Bàn chân là bộ phận vô cùng quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, bạn đã thực sự quan tâm đến sức khỏe bàn chân của mình hay chưa? Bàn ... [xem thêm]

Nhiễm toan xeton do bệnh tiểu đường

(19)
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh cùng tên này, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời xử ... [xem thêm]

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm HIV?

(42)
Nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bạn được chẩn đoán nhiễm HIV, bạn cần phải biết về những cách để ngăn chặn lây nhiễm HIV để bảo ... [xem thêm]

Âm thanh khi quan hệ: Bất ngờ khiến cuộc yêu thêm thú vị

(22)
Âm thanh khi quan hệ có thể khiến cả hai ngại ngùng và lúng túng không hiểu chuyện gì xảy ra. Thật ra, đây là một hiện tượng rất bình thường mà bạn không ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về thủ thuật hút mỡ

(69)
Phẫu thuật hút mỡ là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm về thủ thuật này, dẫn đến ... [xem thêm]

9 nguyên tắc vàng để giảm cân an toàn bạn nên nắm rõ

(51)
Muốn việc giảm cân an toàn và hiệu quả, ngoài việc hiểu rõ và áp dụng đúng các động tác luyện tập cũng như chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên tuân thủ ... [xem thêm]

11 phương pháp giảm cân mới ít người biết

(57)
Giảm cân luôn là mục tiêu hàng đầu của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để bạn đạt được một thân hình lý tưởng mà vẫn đảm bảo sức khỏe?Chắc hẳn ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bị bỏng lưỡi để không bị nhiễm trùng

(79)
Tình trạng bỏng lưỡi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không biết cách sơ cứu. Bạn nên làm gì khi bị bỏng lưỡi để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN