Tiêm vắc xin khi mang thai

(4.4) - 21 đánh giá

Tiêm vắc xin khi mang thai và trước mang thai không những giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hệ miễn dịch của mẹ là lá chắn đầu tiên giúp bé chống lại nguy cơ mắc phải một số căn bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định sinh con hoặc đang trong quá trình mang thai thì hãy chuẩn bị các kiến thức cần thiết về tiêm phòng vắc xin nhé. Dưới đây là một số loại vắc xin bạn nên chú ý tiêm phòng trong quá trình mang thai.

Tiêm vắc xin khi mang thai phòng cúm

Bệnh cúm có thể gây ra nhiều khó chịu cho người trưởng thành, đặc biệt là cho những người mắc phải bệnh mãn tính hay người có hệ miễn dịch yếu (trong đó có phụ nữ mang thai). Cúm lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với trẻ em. Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng cúm trong khoảng tháng 10 đến tháng 5 vì đó là thời gian có thể diễn ra dịch cúm. Các mẹ bầu cũng cần tránh sử dụng các loại thuốc xịt mũi bởi chúng có thể là mầm móng gây ra bệnh cúm.

Mẹ bầu không nên chủ quan, dù đã tiêm vắc xin năm trước thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin mỗi năm một lần vì hệ miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ yếu dần qua từng năm. Bên cạnh đó, công thức vắc xin cũng có thể được đổi mới thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng kháng thuốc.

Nếu bạn đang có kế hoạch có con hoặc đang trong quá trình mang thai, hãy đảm bảo mình đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ và cũng cần chú ý tiêm phòng vắc xin cho bé sau này bạn nhé.

Vắc xin phòng chống uốn ván, bệnh bạch hầu và bệnh ho gà (Tdap)

Uốn ván là một loại bệnh truyền nhiễm do các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước trên da. Độc tố gây ra bởi các vi khuẩn này sẽ dẫn đến các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như co giật, động kinh. Vi khuẩn bạch hầu và ho gà lây lan qua ho, hắt hơi và gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.

Để phòng ngừa cả 3 loại bệnh trên cho người trưởng thành, các trung tâm y tế thường sử dụng vắc xin Tdap. Phụ nữ mang thai trong giai đoạn từ tuần 27 đến tuần 36 được khuyến nghị tiêm vắc xin này. Tuy nhiên nếu có nguy cơ nhiễm bệnh từ những người xung quanh cao hoặc bị trầy xước sâu và muốn tăng cường khả năng phòng chống vi khuẩn uốn ván, bạn cũng có thể tiêm Tdap sớm hơn. Khi vắc xin này được tiêm vào cơ thể, các kháng thể miễn dịch của bạn sẽ được truyền cho bé. Điều này bảo vệ bé khỏi bệnh ho gà đến khi bé đủ tuổi tiêm phòng (2 tháng tuổi).

Việc tiêm phòng cho trẻ lúc còn trong bụng mẹ và sau khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng là rất quan trọng vì ho gà dễ lây lan và gây ra nguy cơ tử vong cao, trong khi hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh.

Những vắc xin khác

Trong giai đoạn mang thai, nếu có nguy cơ mắc phải bệnh mãn tính hoặc làm việc và đi lại trong môi trường kém an toàn, bạn có thể tìm đến các bác sĩ để được tư vấn trước khi tiêm các loại vắc xin sau đây:

  • Vắc xin chống phế cầu: vắc xin này bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm do phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não và viêm tai;
  • Vắc xin viêm gan A: bạn nên sử dụng loại vắc xin này nếu gặp phải các vấn đề như: mắc phải bệnh gan mãn tính, sử dụng thuốc có tác nhân gây tụ máu, làm việc trong phòng thí nghiệm có chứa virus viêm gan A hay đi đến những nơi có tỉ lệ bệnh nhân nhiễm viêm gan A cao như Mexico, Đông Âu, Trung và Nam Mỹ;
  • Vắc xin viêm gan B: virus viêm gan B lây lan qua đường tình dục, nước bọt, kim tiêm dưới da gây ra bệnh gan và bệnh này có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong nhiều năm đầu. Nên tiêm vắc xin viêm gan B nếu bạn nằm trong các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gan cao như đang là nhân viên chăm sóc sức khỏe hay bệnh nhân đang được lọc máu, có quan hệ tình dục với hơn một người trong vòng 6 tháng, đi đến các nước đang xảy ra dịch viêm gan B như Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và Tây Âu;
  • Vắc xin chống não mô cầu: bệnh truyền nhiễm não mô cầu gây viêm màng não nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 48 giờ do vi khuẩn phát triển rất nhanh. Bệnh không phổ biến nhưng bạn vẫn nên tiêm vắc xin để tránh nguy cơ mắc phải.

Làm thế nào nếu bị dị ứng với vắc xin?

Các phản ứng nghiêm trọng với vắc xin hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ sẽ bỏ qua các mũi tiêm có chứa chất gây dị ứng cho bạn. Nếu dị ứng với men bánh mì, bạn nên bỏ qua vắc xin viêm gan B. Bạn cũng không nên tiêm vắc xin chống cúm nếu dị ứng với trứng. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn cách phòng chống thay thế đối với các bệnh trên.

Khi bé nằm trong bụng mẹ là khi bé được bao bọc hoàn toàn bởi mẹ, sức khỏe của bạn lúc này cũng chính là sức sống của bé. Vì vậy, hãy bảo vệ chính mình và con bằng việc đi khám phụ sản định kỳ, tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm ngừa cho bạn và bé sau khi chào đời, ăn uống đủ chất và có lối sống lành mạnh bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có thể thụ thai trong ngày hành kinh không?

(60)
Bạn từng nghe nếu quan hệ khi có kinh nguyệt thì không thể có thai? Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Mặc dù khả năng thụ thai trong ngày hành kinh là ... [xem thêm]

13 lý do bạn không nên xin sữa mẹ của người khác cho con uống

(12)
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số người gặp tình trạng không sản xuất đủ sữa cho con bú hoặc ... [xem thêm]

Ấu dâm

(92)
Bệnh ấu dâm là một bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tình dục dẫn đến xu hướng tình dục lệch lạc. Không phải ai mắc bệnh này cũng có hành vi tình ... [xem thêm]

Giải mã những giấc mơ kỳ bí của mẹ bầu

(82)
Mặc dù giấc mơ đến với chúng ta mỗi đêm, nhưng khi mang thai, những giấc mơ của mẹ bầu lại chứa đựng nhiều cảm xúc hơn. Bên trong giấc mơ là cả một ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(13)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

6 liều thuốc giúp bạn trị bệnh “nhớ người yêu cũ”

(84)
Bệnh “nhớ người yêu cũ” khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đớn và trăn trở đến cồn cào ruột gan? Đã đến lúc bạn tự kê toa thuốc đặc trị cho ... [xem thêm]

Làm sao để biết thai nhi là bé trai hay gái?

(49)
Ngay khi bạn thụ thai, giới tính của thai nhi đã được xác định. Trong 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của em bé, có hai nhiễm sắc thể được ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây ợ nóng khi mang thai và cách điều trị

(18)
Nguyên nhân nào gây ra chứng ợ nóng khi mang thai có thể là một câu hỏi mà rất nhiều thai phụ muốn tìm ra câu trả lời. Chứng ợ nóng (còn gọi là trào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN