4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(4.15) - 78 đánh giá

Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần, đồng thời phân khô và cứng hơn thì có nghĩa bạn đã bị táo bón. Đây là một tình trạng khá phổ biến đối với những bệnh nhân ung thư tiếp nhận trị liệu bằng biện pháp hóa trị.

Nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lúc đang hóa trị

Táo bón là một tác dụng phụ thường gặp khi tiến hành hóa trị nhưng đó cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư đại trực tràng. Trong thời gian hóa trị hoặc trong khi mắc bệnh, niêm mạc ruột của bạn sẽ bị thay đổi. Điều này làm suy yếu chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong thói quen hoạt động và ăn uống hằng ngày của bạn cũng góp phần khiến cho tình trạng táo bón của bạn trở nặng hơn.

Để biết bạn có đang bị táo bón hay không, bạn nên so sánh thói quen đại tiện hiện tại với trước đây của mình. Mỗi người có đặc điểm về đại tiện khác nhau. Có những người đi tiêu 3 lần một ngày và cũng có những người chỉ đi tiêu 1 lần mỗi ngày. Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc y tá khi bạn không thể đi đại tiện trong vòng 2 ngày.

Những cách để giảm tình trạng táo bón

Táo bón có thể chỉ xuất hiện tạm thời nhưng cũng có khả năng kéo dài lâu hơn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để làm giảm tình trạng táo bón:

Ăn nhiều chất xơ

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan. Chất xơ sẽ làm tăng trọng lượng phân và đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp thức ăn di chuyển tốt hơn trong đường tiêu hóa.

Các loại rau củ quả chứa rất nhiều chất xơ và có ít calo. Ví dụ, bánh mì, gạo nguyên hạt, đậu, mì ống và đậu xanh. Trái cây và rau quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ.

Uống nhiều nước

Bạn nên uống ít nhất 9 ly nước (khoảng 2.2 lít) mỗi ngày. Ngoài ra uống nước ép trái cây cũng rất tốt. Bạn nên uống nước ấm, không nên uống nước đá hoặc nước trái cây để lạnh.

Tăng cường vận động

Tập thể dục có thể giúp tăng cường sức khỏe đại tràng cũng như làm giảm táo bón. Đi bộ, tập các bài tập căng cơ nhẹ nhàng hoặc tập yoga trong vòng 15-30 phút mỗi ngày rất có ích cho đường tiêu hóa. Bạn hãy thử một loạt các bài tập khác nhau và xem bài tập nào phù hợp với bạn nhất, quan trọng nhất là hãy tập những bài tập nào phù hợp với sở thích và sức khỏe của bạn. Bằng cách này bạn sẽ có thể tập thể dục thường xuyên và đều đặn hơn.

Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng táo bón không cải thiện hay trở nặng thêm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc cho bạn, chẳng hạn như:

  • Psyllium (Metamucil ®)
  • Senna (Senokot®)
  • Bisacodyl (Dulcolax®)
  • Docusate natri (Colace®)
  • Glycerin dạng nhét hậu môn
  • Citrate Magnesium
  • Magnesium hydroxide (Sữa Magnesia®)
  • Lactulose (Chronulac®)
  • Sorbitol và sodium phosphate (Enema®)

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ giúp bạn biết thuốc có tương tác với phương pháp điều trị ung thư bạn đang sử dụng hay không và tư vấn liều lượng thích hợp dành cho bạn.

Táo bón có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong khi thực hiện quá trình hóa trị. Trên đây là các cách đơn giản mà hiệu quả bạn có thể áp dụng để kiểm soát và chữa trị tình trạng táo bón của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất, đừng tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào đặc biệt khi bạn đang tiến hành hóa trị.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Vợ chồng thân mật sau điều trị ung thư đại trực tràng
  • 4 nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” để tăng cường sức khỏe đại tràng
  • Giảm đau do ung thư đại trực tràng nhờ châm cứu

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm trà hoa cúc chuẩn vị nhâm nhi vào mỗi sáng

(88)
Cách làm trà hoa cúc rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà và kết hợp nhiều nguyên liệu khác như mật ong, atisô…Theo đông y, hoa cúc có thể dùng ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não

(47)
Bộ não là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhưng dường như đôi khi chúng ta quên mất việc phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nghiên cứu mới đây của báo ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

(97)
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về ... [xem thêm]

Tử cung hai sừng có nguy hiểm với bà bầu không?

(64)
Tử cung hai sừng là một dạng dị tật bẩm sinh, là một trong những dạng phổ biến nhất của bất thường tử cung. Hầu hết phụ nữ có tử cung dạng này ... [xem thêm]

Chi tiết về quá trình sinh thiết gan

(85)
Sinh thiết gan là một xét nghiệm được thực hiện khi gan có vấn đề nhằm phát hiện các tế bào bất thường. Sinh thiết gan là phương pháp cho kết quả chính ... [xem thêm]

Hội chứng lo lắng vì xa cách ở trẻ: Mẹ hiểu, bé vui, gia đình hạnh phúc

(77)
Sáng nào, bé cưng cũng buồn mỗi khi đến trường; thậm chí, cứ đến trước cổng trường là bé lại nước mắt ngắn nước mắt dài. Khi có biểu hiện này, ... [xem thêm]

Cách ngâm rượu tỏi chữa viêm xoang và nhiều bệnh khác

(74)
Tỏi là một vị thuốc dân gian, còn rượu có tính sát trùng. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi trị viêm xoang và vài bệnh khác.Công dụng của ... [xem thêm]

8 cách ngăn ngừa các bệnh về thận phát sinh

(16)
Đối với các bệnh về thận, phương pháp điều trị tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa chúng ngay từ đầu. Một trong những cách phổ biến là kiểm soát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN