Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

(3.87) - 86 đánh giá

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ra mồ hôi quá nhiều là một chuyện khác. Vậy ra mồ hôi nhiều có tốt không?

Đổ mồ hôi là cách cơ thể làm mát, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu như mồ hôi ra quá nhiều, bạn có khả năng bị tình trạng tăng tiết mồ hôi. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi xảy ra khi một người đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết. Đổ mồ hôi là cách cơ thể điều hòa nhiệt độ trong người. Tuy nhiên, điều khác biệt ở người bị tăng tiết mồ hôi là mồ hôi ra nhiều hơn mức bình thường cho dù cơ thể không nóng.

Những người bị tăng tiết mồ hôi thường ra mồ hôi nhiều ở một phần cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, nách hoặc đầu. Trong khi phần còn lại của cơ thể vẫn khô, một hoặc hai khu vực có thể đổ mồ hôi nhỏ giọt.

Các hoạt động hàng ngày có thể dễ dàng dẫn đến đổ mồ hôi quá mức. Bàn tay có thể ra mồ hôi đến mức khó cầm được bút hoặc sách, thậm chí khó lái xe. Ra mồ hôi quá nhiều cũng khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti. Tình trạng bất thường này cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da vì da thường bị ướt và ẩm.

Nguyên nhân nào gây tăng tiết mồ hôi?

Có hai loại tăng tiết mồ hôi, tùy thuộc vào việc có xác định được nguyên nhân rõ ràng hay không, gồm tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Đây là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh có liên quan đến một phần hệ thống thần kinh được gọi là hệ thần kinh giao cảm và dường như có mối liên quan đến các gen.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Tăng tiết mồ hôi thứ phát được xác định khi phát hiện ra nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều.

Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Mang thai
  • Mãn kinh
  • Lo lắng
  • Hạ đường huyết
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Béo phì
  • Một số loại thuốc – bao gồm propranolol, pilocarpine, thuốc chống trầm cảm, bethanechol
  • Say rượu hoặc phê ma túy, cai rượu hoặc ma túy
  • Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, HIV, bệnh Parkinson, rối loạn các tế bào máu hoặc xương tủy như u lympho Hodgkin (một loại ung thư các tế bào bạch cầu)…

Bệnh thường bắt đầu đột ngột hơn so với dạng nguyên phát và có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Có thể thấy, ra mồ hôi nhiều ngay cả khi cơ thể không nóng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra giải pháp tốt nhất để đối phó với vấn đề của mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Ra mồ hôi nhiều có tốt không?”. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốc insulin do biến chứng bệnh tiểu đường

(85)
Sốc insulin là hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi bạn sử dụng quá liều do nhầm lẫn hoặc bỏ bữa. Bạn nên làm gì để phòng tránh tình trạng nguy hiểm ... [xem thêm]

Ngừng “oral sex” là cách phòng bệnh ung thư vòm họng tốt nhất?

(55)
Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) là cách dùng môi hoặc lưỡi hôn vào cơ quan sinh dục của vợ/chồng để tìm cảm giác mới lạ trong đời sống chăn ... [xem thêm]

Bố mẹ biết gì về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em?

(20)
Bệnh viêm dạ dày ruột rất phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

(44)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng của công nghệ lại to ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu tâm

(30)
Một số triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ điển hình có thể nhận biết sớm như: sốt cao đột ngột, nhức đầu, ói mửa, phát ban. Trẻ nhỏ có nguy ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch

(47)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa trầm cảm và bệnh tim mạch. Bạn cần tìm hiểu rõ vấn đề trên để có cách phòng tránh hiệu quả ... [xem thêm]

7 dấu hiệu u xơ tử cung bạn nên chú ý

(99)
Nếu nhận thấy cơ thể gặp phải các dấu hiệu u xơ tử cung hoặc triệu chứng tương tự như Hello Bacsi mô tả dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN