Thuốc đặt âm đạo: Dùng sao cho đúng

(3.91) - 74 đánh giá

Thuốc đặt âm đạo (viên đặt âm đạo) được sử dụng khá phổ biến khi điều trị các bệnh phụ khoa. Để thuốc phát huy hết công dụng cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần hiểu rõ về chức năng của thuốc và cách đặt thuốc âm đạo sao cho hiệu quả.

Viên đặt âm đạo là loại thuốc có thể rắn, hình bầu dục được đưa vào âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, thuốc sẽ tan thành chất lỏng trong âm đạo nhờ vào nhiệt độ cơ thể. Cơ thể hấp thụ thuốc một cách nhanh chóng, nhanh hơn thuốc uống. Điều này là do thuốc đặt sau khi tan sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu mà không qua bất kỳ quá trình chuyển hóa nào.

Cách đặt thuốc vào âm đạo tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn cách đặt thuốc âm đạo với dụng cụ bơm cho các trường hợp bạn là người tự đặt hoặc đặt cho người khác:

1. Rửa tay, làm sạch vùng âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước ấm, lau khô bằng khăn sạch.

2. Lấy thuốc ra khỏi bao bì.

3. Đặt viên thuốc vào dụng cụ bơm.

4. Bạn có thể nằm ngửa hoặc đứng, cong đầu gối, hai chân rộng bằng vai.

5. Nhẹ nhàng đưa dụng cụ bơm vào sâu trong âm đạo nhất có thể, nhưng không gây khó chịu.

6. Nhấn đầu bơm thuốc để đẩy thuốc sâu vào trong âm đạo.

7. Rút dụng cụ bơm ra khỏi âm đạo, tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng mà bạn có thể tái sử dụng dụng cụ bơm hay không.

8. Rửa sạch tay bằng xà phòng nhẹ và nước ấm sau khi thực hiện cách dùng viên đặt phụ khoa tại nhà.

Trường hợp không sử dụng dụng cụ bơm, bạn hãy thực hiện đúng quy trình như trên, sử dụng găng tay cao su sạch khuẩn, lấy thuốc nhúng nước nhẹ để thuốc dễ tan trong âm đạo. Dùng ngón tay trỏ để đặt thuốc vào sâu bên trong nhất có thể rồi sau đó rửa sạch tay.

Công dụng của thuốc đặt âm đạo

Thuốc có thể giúp điều trị các tình trạng nhiễm nấm, khô âm đạo… Tùy thuộc vào mục đích đặt, thuốc sẽ có thời gian hoạt động khác nhau. Kích thước và cấu tạo hóa học của thuốc cũng sẽ quyết định tốc độ hòa tan. Dưới đây là một số công dụng của thuốc đặt âm đạo:

1. Giúp ngừa thai

Thuốc đặt âm đạo chứa chất diệt tinh trùng có tác dụng tránh thai theo hai cách:

  • Tạo ra một chất bọt chặn lối vào cổ tử cung để tinh trùng không thể lọt qua
  • Kháng lại và giết chết tinh trùng không cho đến tử cung

2. Viên đặt phụ khoa chữa nhiễm trùng nấm

Nhiễm nấm âm đạo, còn được gọi là nấm candida âm đạo, là một tình trạng phổ biến do bào tử nấm Candida albicans gây ra. Bạn có thể điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng cả thuốc đặt âm đạo không kê đơn (OTC) và thuốc đặt tự nhiên.

Thuốc đặt âm đạo OTC: Bạn có thể mua một số loại thuốc chống nấm dạng kem và thuốc đặt như clotrimazole và miconazole tại nhà thuốc. Tùy thuộc vào tác dụng, thuốc thường có thể mất khoảng 3 – 7 ngày để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Thuốc đặt OTC thường cần liều lượng ít hơn thuốc dạng kem và có xu hướng giảm triệu chứng sớm hơn. Bác sĩ có thể kê toa phác đồ điều trị trong 14 ngày nếu tình trạng nhiễm trùng nấm nặng hơn hoặc phức tạp hơn.

• Thuốc đặt axit boric: Từ lâu, thuốc đặt âm đạo axit boric đã được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho nhiễm nấm âm đạo tái phát. Một nghiên cứu năm 2011 về hiệu quả của axit boric trong điều trị nấm Candida âm đạo tái phát, qua 14 nghiên cứu, số phụ nữ được chữa khỏi nhiễm trùng dao động khoảng 40 – 100%.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2018 cho thấy, axit boric hoạt động bằng cách hạn chế sự phát triển của các chủng đã kháng thuốc điều trị thông thường như Candida albicans và Candida glabrata. Thuốc này có thể hiệu quả cho người có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo sau một quá trình điều trị thông thường kéo dài không cải thiện.

3. Chữa khô âm đạo

Tình trạng khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn là ở độ tuổi chuyển sang mãn kinh. Một số thuốc đặt có thể giúp duy trì độ ẩm âm đạo và độ pH khỏe mạnh như:

• Viên đặt âm đạo nội tiết tố: Một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy thuốc đặt nội tiết tố có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng khô âm đạo, đặc biệt ở những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT).

Thử nghiệm trong 12 tuần gồm 325 phụ nữ dùng thuốc đặt âm đạo nội tiết tố có tên prasterone và 157 phụ nữ dùng giả dược. Kết quả, phụ nữ dùng thuốc đặt cho thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng khô âm đạo hơn. Prasterone hoạt động cục bộ trong các tế bào âm đạo, do đó gây ra ít tác dụng phụ.

• Thuốc đặt âm đạo vitamin E: Một nghiên cứu gần đây cho thấy một liệu trình thuốc đặt vitamin E kéo dài 12 tuần có thể mang lại lợi ích cho việc điều trị khô âm đạo và các triệu chứng khác của teo âm đạo.

Dạng thuốc này và thuốc kem thoa âm đạo, có chứa hormone estrogen ở 52 phụ nữ. Cả hai phương pháp điều trị đều cải thiện đáng kể các triệu chứng sau 4 tuần, mặc dù kem estrogen có phần hiệu quả hơn.

Thuốc đặt vitamin E có thể hoạt động chậm hơn kem estrogen nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp điều trị trong 8 tuần và 12 tuần. Đối với phụ nữ nhạy cảm với liệu pháp hormone, thuốc đặt vitamin E có thể là một lựa chọn phù hợp và an toàn hơn.

Lưu ý khi đặt thuốc vào âm đạo tại nhà

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi đặt thuốc:

– Mang băng vệ sinh sau khi dùng viên đặt âm đạo để không bị rò rỉ thuốc

– Dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn, ngay cả khi các triệu chứng biến mất

– Nếu bỏ lỡ một liều, nên đợi cho đến thời điểm dùng liều tiếp theo, không dùng nhân đôi liều

– Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là trước khi đi ngủ, giúp hạn chế rò rỉ thuốc ra ngoài

– Giữ cho thuốc đặt ở nơi mát mẻ để tránh bị tan chảy trước khi sử dụng, hoặc giữ trong tủ lạnh tùy theo hướng dẫn.

– Có thể dùng thuốc đặt trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon vì tampon có thể hấp thụ thuốc.

Hầu hết các loại thuốc đặt âm đạo cho mục đích tránh thai đều không mang lại hiệu quả cao như những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, dùng thuốc đặt để điều trị nhiễm trùng nấm hay khô âm đạo là cách an toàn và hiệu quả nhờ tác dụng nhanh, đúng mục đích điều trị và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống. Cách đặt thuốc âm đạo khác đơn giản, bạn hãy thực hiện theo trình tự để đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiệu ứng placebo: Bạn có thể bị “đánh lừa” với giả dược

(71)
Bạn có thể từng được bác sĩ kê toa hoặc dược sĩ bán thuốc giả dược nhưng không hề hay biết. Đây là một giải pháp điều trị theo hiệu ứng placebo ... [xem thêm]

Ăn dưa leo có tác dụng gì cho sức khỏe?

(96)
Có thể bạn chưa biết việc tiêu thụ dưa leo có tác dụng gì, mặc dù đây là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc với mỗi bữa ăn của mọi gia ... [xem thêm]

Quầng thâm dưới mắt: Thủ phạm biến bạn thành gấu trúc!

(39)
Những quầng thâm dưới mắt chẳng những khiến bạn trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian che khuyết điểm mà vẫn dễ lộ vẻ hốc hác. Làm sao ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên làm chuyện ấy lúc 10 giờ đêm?

(71)
Đồng hồ sinh học của bạn có thể hiểu đơn giản là xu hướng thức khuya hay dậy sớm, chính thói quen ngủ này cũng sẽ quyết định lịch trình ngày hôm sau. ... [xem thêm]

Mách bố mẹ cách điều trị khi bé yêu bị kiến ba khoang tấn công

(45)
Kiến ba khoang rất có hại đối với trẻ. Chúng có thể gây ra tình trạng phỏng da hoặc ảnh hưởng đến mắt nếu chạm phải. Phỏng da Paederus là một kích ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh?

(43)
Dinh dưỡng trong thai kỳ là chủ đề luôn được quan tâm, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi ... [xem thêm]

10 tác hại của mạng xã hội: khủng khiếp hơn những gì bạn nghĩ!

(42)
Tác hại của mạng xã hội không chỉ khiến bạn mất thời gian vô ích vào thế giới ảo mà thậm chí còn có thể khiến bạn mất đi bạn bè và người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN