Thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bé, loại nào an toàn?

(3.51) - 64 đánh giá

Nhiều bố mẹ có thói quen bổ sung sắt cho bé bằng các thực phẩm chức năng vì lo sợ con thiếu nguyên tố vi lượng này dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên chọn mua thực phẩm bổ sung sắt thế nào cho đúng và cho con sử dụng như thế nào để tránh gây hại.

Làm thế nào để con cao lớn hơn hay làm thế nào để bé không bị suy dinh dưỡng là những câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Song chúng ta thường quên rằng việc bổ sung các nguyên tố vi lượng cho trẻ cũng cần thiết không kém, trong đó có sắt. Hơn nữa, tình trạng thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam cũng rất phổ biến. Vậy liệu rằng việc chúng ta mua thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bé dùng có ổn không? Đâu là những loại an toàn cho con? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sắt là “ai” mà quan trọng với trẻ đến thế?

Cơ thể con người dù là người lớn hay trẻ em đều cần đến sắt. Khoáng chất này giúp cơ thể tạo ra hemoglobin (hay còn gọi là huyết sắc tố), một loại protein có chứa sắt trong các tế bào hồng cầu (RBCs). Huyết sắc tố nhờ chứa sắt (Fe++) có thể oxy hóa nên nó giúp đưa oxy theo máu đến các tế bào trong cơ thể. Không có huyết sắc tố, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hồng cầu và nếu cơ thể không đủ sắt thì các mô, cơ và tế bào cũng sẽ không nhận được lượng oxy cần thiết.

6 tháng đầu sau khi sinh ra, trẻ bú mẹ sẽ nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ. Với những trẻ dùng sữa công thức, các con sẽ nhận khoáng chất này từ sữa. Khi trẻ đã lớn dần và từ từ chuyển sang chế độ ăn thực phẩm rắn, lúc này nguồn thức ăn có thể không đủ cung cấp nhu cầu về sắt. Điều này làm gia tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu sắt sẽ làm cản trở sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề về hành vi và nhận thức, yếu cơ, các kỹ năng vận động của bé bị trì hoãn. Sắt cũng cực kỳ quan trọng với hệ miễn dịch nên nếu thiếu khoáng chất này trẻ hay bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp.

Trẻ sinh non, cân nặng thấp hoặc phụ nữ mang thai bị thiếu máu là những đối tượng rất dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Nhu cầu sắt của trẻ cần căn cứ theo độ tuổi: 1 – 3 tuổi cần khoảng 7 mg/ngày và 4 – 8 tuổi thì cần 10mg/ngày.

Con bạn có thực sự cần dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bé

Ông bà ta thường quan niệm rằng ăn được, uống được thì tốt. Điều đó cũng đúng cho đến hiện nay. Chẳng mấy ai thích kè kè lọ thuốc bên mình, các bé lại càng không thích uống thuốc. Vì vậy, nếu con bạn đã có chế độ ăn cân đối và lành mạnh, có lẽ bé không cần dùng đến thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Về cơ bản, sắt là một nguyên tố vi lượng nên chỉ cần bổ sung cho cơ thể với số lượng tương đối nhỏ.

Các loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé có thể kể đến như thịt đỏ (thịt bò, gan, các loại thịt nội tạng), thịt lợn, thịt gà, các loại ngũ cốc kể cả bột yến mạch, rau có màu xanh đậm (cải xoăn, bông cải xanh, rau bó xôi, rau mồng tơi, rau dền)…

Một số loại thực phẩm chứa sắt mà mẹ có thể chọn cho bé!

Một số trường hợp trẻ phải cần bổ sung sắt như các bé kén ăn, trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa làm ngăn cản sự hấp thu sắt như bệnh đường ruột, trẻ uống sữa bò có nhiễm chì, bé thường xuyên vận động hay thích chơi thể thao, các bé gái đang độ tuổi dậy thì, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc sinh ra từ những bà mẹ thiếu sắt.

Tốt nhất, bạn nên tham vấn bác sĩ trước khi cho con dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng bổ sung nào, kể cả sắt. Một số phương pháp kiểm tra (mẫu hồng cầu, kiểm tra thể chất) có thể được tiến hành. Ngoài ra, bác sĩ có thể chuẩn đoán dựa trên những biểu hiện của trẻ (vấn đề hành vi, ăn kém ngon, tăng tiết mồ hôi…) để quyết định việc có nên cho bé dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt hay không, nếu dùng thì liều lượng là bao nhiêu cho phù hợp.

5 dạng thực phẩm chức năng bổ sung sắt an toàn

1. Thực phẩm bổ sung sắt dạng nhỏ giọt

Dạng lỏng là dạng mà cơ thể hấp thụ tốt. Dạng này thường kèm theo ống nhỏ giọt, vì thế mà bạn có thể yên tâm vì không lo cho trẻ dùng quá liều. Lưu ý rằng loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt dạng này có thể gây ố, vàng răng của con bạn. Do đó, bạn nên cho trẻ đánh răng ngay sau khi dùng.

2. Thực phẩm bổ sung sắt dưới dạng siro

Những dạng bào chế có mùi vị ngọt ngào, thơm ngon thì sẽ không làm khó trẻ. Dạng này cũng có nắp để căn liều chính xác nhưng dạng bào chế này thường chứa nhiều vitamin chứ không chỉ có sắt nên các mẹ cần cân nhắc trước khi cho trẻ dùng.

3. Viên nhai – một dạng thực phẩm bổ sung sắt cho bé tiện lợi

Nếu bạn không phải là người quá kiên nhẫn trong việc cân đo đong đếm liều lượng thuốc cho con dùng thì viên nhai chính là giải pháp tối ưu. Vị thơm ngon dễ ăn chính là ưu điểm của viên nhai này. Một bất lợi là viên nhai thường không có hàm lượng sắt cao.

4. Kẹo dẻo là một dạng thực phẩm bổ sung sắt mà trẻ rất thích

Dạng này vô cùng dễ tiếp cận với trẻ bởi mùi vị trái cây hết sức thơm ngon. Nhưng cũng đừng vì thấy con mình quá mê mẩn mà cho chúng ăn một cách vô tội vạ. Vitamin hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác nếu dùng nhiều sẽ gây hại. Vì thế, tốt nhất phải để chúng xa tầm tay trẻ em.

5. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt dạng bột

Dạng thực phẩm chức năng bổ sung sắt này có thể được trộn với thức ăn mềm yêu thích của con bạn, chẳng hạn như bột yến mạch, cháo hoặc sữa chua. Do đó, những đứa trẻ kén ăn có thể không biết chúng đang ăn nó.

Tác dụng phụ của việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bé

Việc bổ sung sắt có thể gây khó chịu cho dạ dày, thay đổi kết cấu của phân và gây ra chứng táo bón ở trẻ em. Sắt sẽ được hấp thụ tốt hơn nếu dùng trước bữa ăn khi bụng còn đói. Cần lưu ý là trường hợp uống sắt mà con bạn cảm thấy đau bụng thì uống sau bữa ăn có thể là giải pháp hữu ích.

Việc hấp thụ quá nhiều chất sắt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy đừng bao giờ cho con bạn bổ sung sắt mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước. Theo Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), từ năm 1983 đến năm 1991, việc vô tình ăn phải chất bổ sung sắt đã gây ra gần 1/3 số ca tử vong do ngộ độc sắt ở trẻ em tại quốc gia này.

Một số dấu hiệu của việc dùng sắt quá liều mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như trẻ bị nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, da và móng tay nhợt nhạt hoặc hơi xanh. Khi gặp phải những dấu hiệu này, điều chúng ta cần làm là gọi cấp cứu kịp thời hoặc đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế gần nhất!

Dùng thực phẩm chức năng đúng cách, đừng bỏ qua những điều này

Khi không chắc chắn về một vấn đề gì đó, kể cả việc dùng sản phẩm hay một số biểu hiện bất thường sau khi dùng, đừng ngần ngại đưa con đến gặp bác sĩ. Đừng cố trở thành bác sĩ cho chính con bạn hay hỏi thăm “bác sĩ Google” nhé!

Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại thực phẩm chức năng (kể cả là sắt) đều nằm ngoài tầm với của trẻ em nhằm tránh việc chúng nhầm lẫn với kẹo mà ăn không kiểm soát. Đặt các thực phẩm bổ sung trên kệ cao nhất, tốt nhất là trong tủ có khóa. Hãy chắc chắn rằng các loại sản phẩm bổ sung đó được dán nhãn phân biệt rõ ràng hay chứa trong một hộp có nắp mà trẻ không thể mở.

Tránh cho trẻ uống sắt với sữa hoặc đồ uống chứa caffeine vì những thứ này sẽ ngăn cản sự hấp thu của sắt. Ngoài ra, bạn nên cho bé dùng thêm nước chanh, nước cam ép hoặc dâu tây… để bổ sung vitamin C. Nguyên do là vì loại vitamin này là người bạn đồng hành không thể thiếu của sắt và giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Bạn nên cho bé cưng dùng thực phẩm chức năng để bổ sung các chất nếu bác sĩ khuyên dùng. Với trường hợp trẻ bị thiếu hụt sắt nghiêm trọng, có thể phải dùng hơn sáu tháng để nồng độ sắt trong cơ thể con đạt mức bình thường.

Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của sắt đối với sức khỏe bé yêu, từ đó có thêm kiến thức về việc cho bé sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt hiệu quả nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

(62)
Nhiễm trùng vết thương sau sinh mổ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh mổ lấy thai. Những dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt trên 38oC, vết thương ... [xem thêm]

[Infographic] 12 loại trái cây thanh lọc cho cơ thể

(16)
Chúng ta thường dùng thức uống detox để giải độc cho cơ thể, nhưng ngoài detox ta cũng có các loại thực phẩm khác. Hãy cùng tìm hiểu xem 12 loại trái cây ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Hội chứng sợ đám đông khiến thế giới của bạn thu nhỏ lại

(68)
Nếu mắc hội chứng sợ đám đông, bạn sẽ cảm thấy sợ nói trước đám đông và sợ giao tiếp nên chỉ muốn thu mình trong không gian nhỏ hẹp ở nhà. Thậm ... [xem thêm]

Chữa chứng khó tiêu với 6 nguyên liệu ngay trong bếp

(15)
Có nhiều phương pháp điều trị chứng khó tiêu, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Khó tiêu không phải là một bệnh nghiêm ... [xem thêm]

Thực phẩm bạn nên kiêng khi đến ngày “đèn đỏ”

(47)
Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể có nhiều biến động gây ra cảm giác khó chịu như đau bụng, chóng mặt, đau đầu… “Không nên ăn gì khi có ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn rèn luyện sự tập trung

(11)
Bạn cần rèn luyện sự tập trung mỗi ngày để làm việc đạt hiệu quả cao hơn và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Làm sao để bạn có ... [xem thêm]

Lưu ý với 5 nguyên nhân gây protein niệu khi mang thai

(21)
Xét nghiệm nước tiểu là một phần không thể thiếu trong các lần khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Trong số các kết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN