Thực phẩm cho người đái tháo đường típ 2 nên và không nên ăn

(3.59) - 72 đánh giá

Nếu có chế độ ăn uống đúng đắn, người mắc đái tháo đường có thể giữ đường huyết ở mức ổn định. Vậy thực phẩm cho người đái tháo đường típ 2 nên và không nên ăn là gì? Hãy cùng Chúng tôi khám phá nhé.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý có thể giúp cải thiện, kiểm soát mức đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát tốt cân nặng. Không có loại thức ăn nào bị cấm tuyệt đối khi bạn bị đái tháo đường. Có một số nhóm thực phẩm bạn nên ăn nhiều hơn, ngược lại một số loại nên hạn chế ăn.

Loại thực phẩm cho người đái tháo đường tuýp 2 là gì?

Mặc dù đái tháo đường là bệnh lý liên quan mật thiết đến chất bột đường và các loại đường chúng ta ăn vào hàng ngày nhưng bị đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các món ăn yêu thích, thông thường là đồ ăn ngọt. Bạn vẫn có thể thưởng thức nhiều món ăn mà vẫn giữ được mức đường huyết ổn định.

Khi thiết kế chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường, ngoài căn cứ vào mức đường huyết, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có bảo đảm lượng chất bột đường tối đa cho phép không, bác sĩ dinh dưỡng còn dựa vào sở thích ăn uống của người bệnh để dung hòa giữa ổn định đường huyết và chất lượng cuộc sống.

Nếu có kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm cho người bị đái tháo đường, bạn có thể dễ dàng chọn lựa cho mình các món ăn ngon miệng mà vẫn không bị tăng đường huyết.

Lượng đường trong máu ảnh hưởng chủ yếu bởi lượng chất bột đường ăn vào và lượng đường glucose mà gan tổng hợp. Hầu hết đường glucose chuyển hóa từ thức ăn mà chúng ta nạp vào sẽ được sử dụng làm năng lượng cho hoạt động của cơ thể, phần còn lại được dự trữ trong gan.

Thời điểm giữa các bữa ăn và trong đêm, khi đường huyết giảm xuống cơ thể sẽ chuyển hóa glycogen đang được dự trữ ở gan thành glucose phóng thích vào máu để đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể và duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Người bị đái tháo đường cơ chế điều hòa đường huyết bị rối loạn do thiếu hụt và giảm hoạt động của các hormone điều hòa đường huyết nên cần giảm lượng chất bột đường, tăng cường nhóm rau xanh, lựa chọn nguồn chất đạm dễ hấp thu và giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách lựa chọn các loại thức ăn theo nhóm

1. Chất bột đường

Câu hỏi đặt ra là một người đái tháo đường nên ăn bao nhiêu chất bột đường trong một ngày? Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng chất bột đường người bệnh đái tháo đường típ 2 ăn trong ngày chỉ nên chiếm 55 – 60% tổng lượng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 calorie/ngày. Mức năng lượng sẽ thay đổi theo tuổi tác, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng cân nặng và giới tính. Nếu cần giảm cân thì phải cắt giảm bớt năng lượng. 1g chất bột đường cung cấp được 4kcal.

Chất bột đường có trong các loại thức ăn nào?

Chất bột đường có trong các loại thực phẩm sau:

  • Gạo và các sản phẩm chế biến như bún, hủ tiếu, phở, các loại bánh bột gạo, xôi, mì, nui…
  • Lúa mì và các sản phẩm chế biến như nui, mì sợi, bánh mì các loại…
  • Khoai, sắn, ngô, các loại đậu, yến mạch
  • Bánh, kẹo
  • Nước ngọt các loại
  • Trái cây
  • Đồ ăn vặt: khoai tây chiên, bánh snack…

Loại chất bột đường nào tốt cho người đái tháo đường?

Các loại chuyển hóa chậm, chưa qua chế biến nhiều như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu… là thực phẩm tốt cho người đái tháo đường típ 2 hơn so với các loại bột, bánh đã qua chế biến vì không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn và còn giữ được nhiều chất xơ, vitamin. Khi ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn.

2. Chất đạm

Người đái tháo đường nên ăn chất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày. 1g chất đạm cung cấp 4kcal. Cần chú ý 1g chất đạm không đồng nghĩa là 1g thịt heo hay thịt bò. Thông thường trong 100g thịt có chứa khoảng 16 – 20g chất đạm. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet về lượng chất đạm có trong các loại thực phẩm.

Nên chọn các loại chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận và tim mạch cho người bị bệnh đái tháo đường.

Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là:

  • Các loại đậu, nấm, tàu hũ
  • Trứng
  • Sữa
  • Các loại thịt gia cầm.

Trong thành phần các loại thịt heo và thịt đỏ như bò, cừu có chứa nhiều chất béo bão hòa nên hạn chế sử dụng.

3. Chất béo

Người đái tháo đường nên ăn chất đạm với lượng chiếm khoảng 20 – 25% tổng năng lượng hàng ngày. 1g chất béo cung cấp đến 9kcal.

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với người đái tháo đường, chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.

Các thực phẩm cung cấp chất béo tốt là:

  • Dầu ô liu, đậu nành, hướng dương
  • Các loại cá béo
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
  • Trái bơ.

Các loại chất béo có trong thức ăn nhanh, thịt đỏ, mỡ động vật, bơ… không tốt cho cơ thể.

4. Rau và trái cây

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ chính trong bữa ăn hàng ngày cho người đái tháo đường. Chất xơ giúp hạn chế tăng đường huyết, giảm xơ mỡ mạch máu, ngăn ngừa táo bón.

Vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp điều hòa chuyển hóa, bảo vệ các tế bào và thành mạch. Các loại rau chứa khá nhiều chất xơ, vitamin có ưu điểm là chứa rất ít đường nên người đái tháo đường có thể ăn nhiều rau trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết.

Trái lại với nhóm rau, trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên người đái tháo đường chỉ nên ăn các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200g mỗi ngày. Các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng… nên ít hơn 1 lần mỗi 2 tuần và phải ăn sau bữa ăn chính. Người đái tháo đường nên ăn các loại trái cây là bưởi, sơ ri, thanh long, dưa gang, táo…

Trên đây là những thông tin về thực phẩm cho người đái tháo đường típ 2 nên ăn và cần hạn chế. Bạn hãy chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để sống vui sống khỏe giảm thiểu biến chứng của bệnh bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo đơn giản giúp bé yêu khỏe mạnh hơn

(47)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Nên dùng thuốc cảm cúm nào khi cho con bú?

(42)
Cảm là căn bệnh vô cùng phổ biến và dễ chữa. Tuy nhiên, khi đang cho con bú thì bạn cần lưu ý về loại thuốc trị cảm cúm nên uống.Bạn bị cảm cũng như ... [xem thêm]

Lý do vì sao bạn nên nuôi một chú cún cưng

(83)
Chó không chỉ là thú cưng mà còn là “bạn đồng hành” của con người trong bao năm qua. Chó giữ nhà, giúp ta vui vẻ, giúp chống lại bệnh tật và bảo vệ ta ... [xem thêm]

Kích thước gan nói gì về sức khỏe của bạn?

(18)
Kích thước gan sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm gan phì đại, vì vậy bạn cần có một lối sống lành mạnh ... [xem thêm]

Mối nguy hiểm khi bệnh nhân hen suyễn mắc cúm

(96)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh hen phế quản về đêm?

(72)
Hen về đêm xảy ra khi bạn có những triệu chứng của hen trong lúc bạn ngủ. Nó có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bứt rứt suốt cả ngày. Hen về đêm ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu

(58)
Tác dụng của dầu oliu từ lâu đã được Ai Cập hay các quốc gia Địa Trung Hải khai thác, tận dụng như một món quà quý từ thiên nhiên để làm đẹp và chăm ... [xem thêm]

Đánh bay nỗi lo xâm hại trẻ em khi sớm dạy trẻ các bộ phận cơ thể

(45)
Việc chủ động dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm, là cách đơn giản nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN