Thu gọn bụng

(3.91) - 43 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật thu gọn bụng là gì?

Phẫu thuật thu gọn bụng còn được gọi là phẫu thuật thu gọn thành bụng hoặc tạo hình bụng hay căng da bụng. Đây là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ để làm cho vùng bụng của bạn trở thon gọn hơn bằng cách loại bỏ mỡ thừa và da thừa, đồng thời làm căng các cơ quanh thành bụng.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng?

Bác sĩ sẽ cho bạn làm phẫu thuật này nếu vùng da bụng quanh rốn và ở phần bụng dưới của bạn bị chùng và nhăn nheo làm mất thẩm mỹ. Ngoài ra bạn cũng có thể làm phẫu thuật này nếu muốn có một vùng bụng cân đối và thon gọn hơn. Sau đây là một số trường hợp bạn nên làm phẫu thuật này:

  • Phẫu thuật thu gọn bụng phù hợp cho nam giới và phụ nữ, có sức khỏe tốt, và có nhu cầu làm đẹp;
  • Phụ nữ có thai nhiều lần có thể phẫu thuật để làm căng cơ bụng và giảm da thừa;
  • Nam giới và phụ nữ đã từng bị béo phì và vẫn còn mỡ hay da thừa quanh bụng có thể lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ đi lớp mỡ và da thừa này.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng?

Phẫu thuật thu gọn bụng không phải ai cũng có thể làm được. Sau đây là một số trường hợp bạn không nên thực hiện phẫu thuật:

  • Bạn đang định giảm cân hoặc đang dự tính có thai;
  • Mắc một bệnh mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh tiểu đường hoặc hội chứng ruột kích thích;
  • Hút thuốc.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Một số biến chứng chung của mọi loại phẫu thuật bao gồm:

  • Biến chứng gây mê bao gồm phản ứng dị ứng với thuốc gây mê, đôi khi có thể gây tử vong;
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng;
  • Cục máu đông xuất hiện sau phẫu thuật có thể gây ra các bệnh tim mạch có khả năng gây tử vong như đau tim, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc đột quỵ;
  • Suy hô hấp;
  • Dịch tích tụ bên dưới vết thương;
  • Mô chết dọc theo vết thương hoặc phần da đã cắt;
  • Tổn thương thần kinh cảm giác, có thể gây tê kéo dài hoặc vĩnh viễn;
  • Tê đùi – hiện tượng này thường là tạm thời;
  • Sưng kéo dài;
  • Da hoặc rốn không đối xứng (không bằng phẳng);
  • Mất rốn;
  • Sẹo viêm, ngứa, hoặc sẹo xấu;
  • Đôi khi bạn cần phải thực hiện thêm một số phẫu thuật khác đề điều trị những biến chứng.

Trên đây không phải là danh sách các nguy cơ và biến chứng đầy đủ. Vì còn một số biến chứng khác có thể có hay không là tùy vào cách sinh hoạt và quá trình bệnh lý của bạn như thế nào. Ví dụ, bệnh nhân béo phì có nhiều khả năng bị nhiễm trùng ngực. Bạn cần phải báo với bác sĩ tất cả các bệnh bạn đang mắc phải để bác sĩ có thể lên kế hoạch cho mọi trường hợp có thể xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng?

Bước đầu tiên là chọn một bác sĩ phẫu thuật có trình độ và kinh nghiệm về phẫu thuật này, sau đó bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Trước khi phẫu thuật, bạn hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn là bạn nên chuẩn bị những gì. Ngoài ra bạn nhớ nhờ người thân đưa bạn về sau khi thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng. Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn cần phải có người thân chăm sóc bạn 24/24 để đề phòng có bất cứ biến chứng gì xảy ra, hãy sắp xếp và báo trước cho họ.

Quy trình thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng là gì?

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và thường mất 2 đến 5 giờ.

Có hai loại phẫu thuật thu gọn bụng, bao gồm:

  • Phẫu thuật toàn phần: loại bỏ da thừa và làm săn chắc cơ dưới da khắp toàn bộ vùng bụng, bao gồm cả xung quanh rốn;
  • Phẫu thuật một phần: loại bỏ da thừa dưới rốn và chỉ thắt chặt các cơ bụng dưới.

Quy trình thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng bao gồm:

  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết cong ngang trên bụng bạn chạy từ hông bên này đến bên kia;
  • Bác sĩ sẽ tách da và mô mỡ ra khỏi lớp mô dưới da;
  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu và thắt chặt hoặc tách các cơ bụng bị chùng;
  • Chất béo dư thừa được loại bỏ;
  • Da thừa được cắt tỉa;
  • Rốn được đặt lại cho đúng vị trí;
  • Bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch bằng kim chỉ hoặc băng, kẹp.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật thu gọn bụng?

Cho dù bạn thực hiện loại phẫu thuật nào đi nữa thì sau phẫu thuật, bạn đều có một đường may nằm ngang bụng được băng bó bằng bông gạc, bạn cần phải lưu ý chăm sóc đường may này để tránh bị nhiễm trùng. Điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý làm theo tất cả các chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật của bạn về cách chăm sóc cho vùng băng bó trong những ngày sau phẫu thuật. Bạn sẽ phải hạn chế tối đa làm các hoạt động gắng sức ít nhất sáu tuần. Trong phần lớn trường hợp bạn cần phải nghỉ việc để nghỉ ngơi ở nhà ít nhất 4 tuần để vết thương được phục hồi tốt. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những gì bạn cần phải làm hoặc không làm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dẫn lưu bể thận

(84)
Tìm hiểu chungDẫn lưu bể thận là gì?Dẫn lưu bể thận là thủ thuật để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận bằng cách sử dụng ống thông. Nước tiểu bình ... [xem thêm]

Tái tạo vú

(49)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Cắt một phần tuyến giáp

(36)
Tìm hiểu chungCắt tuyến giáp là gì?Cắt tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bạn.Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ ... [xem thêm]

Cắt bỏ sang thương da lành tính

(46)
Tìm hiểu chungSang thương ở da là gì?Sang thương da là những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da. Ví dụ của sang thương da ... [xem thêm]

Đặt ống thông tim tĩnh mạch trung tâm

(37)
Tìm hiểu chungĐặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm là gì?Ống thông tĩnh mạch trung tâm, hay còn gọi là đường truyền trung tâm, là một ống nhỏ, dài, ... [xem thêm]

Hút mỡ

(62)
Tìm hiểu chungHút mỡ là gì?Hút mỡ là một phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện hình dáng cơ thể bạn bằng cách lấy phần mỡ dưới da ra. Kỹ thuật hút mỡ ... [xem thêm]

Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams

(59)
Tìm hiểu chungSinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?Sinh thiết màng phổi là thủ thuật được dùng để lấy đi một mẫu mô của màng phổi rồi đưa đi quan ... [xem thêm]

Thắt đai dạ dày qua nội soi

(45)
Tìm hiểu chungThắt đai dạ dày qua nội soi là gì?Thắt đai dạ dày là đưa một vòng silicone có thể điều chỉnh kích thước cột vào phần trên dạ dày. Phẫu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN