Thời điểm thích hợp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

(4.4) - 10 đánh giá

Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết. Vậy khi nào là thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ thích hợp? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời trong bài viết này.

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Trong quá trình khám thai, ngoài thăm khám và hỏi bệnh sử về tiền căn y khoa, thai phụ còn được làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose là gì?

Nghiệm pháp dung nạp glucose là một xét nghiệm chẩn đoán một thai phụ chưa từng bị đái tháo đường trước đây trong quá trình mang thai có xuất hiện đái tháo đường thai kỳ không. Đái tháo đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện, triệu chứng gì đặc hiệu nên chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu.

Thời điểm làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Nghiệm pháp dung nạp glucose để tẩm soát đái tháo đường thai kỳ thường được thực hiện vào tuần lễ mang thai 24 – 28. Đây là thời điểm thường xuất hiện những bất thường đầu tiên của đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đây, mang đa thai, có nhiều yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ thì có thể bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm sớm hơn. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ là:

  • Tiền đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Gia đình có người thân bị đái tháo đường típ 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Thừa cân, béo phì
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người đảo Thái Bình Dương.
  • Từng sinh con to trên 4kg
  • Sẩy thai không rõ lý do
  • Hơn 25 tuổi.

Quá trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose như thế nào?

Sau một đêm nhịn ăn ở nhà ít nhất 8 giờ, bạn được lấy máu để thử trị số đường huyết đói. Sau đó, nhân viên y tế sẽ cho bạn uống một ly nước chứa 75g đường glucose và lần lượt lấy máu thử đường huyết sau 1 và 2 giờ. Trong quãng thời gian chờ đợi lấy máu, bạn không được ăn bất cứ gì, hạn chế vận động gắng sức, bạn có thể uống nước lọc nếu khát.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2017, nghiệm pháp dung nạp 75g glucose dương tính có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ khi 1 trong 3 xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch kể trên (trước và sau khi uống glucose) cao trên ngưỡng chẩn đoán. Ngưỡng chẩn đoán của giá trị đường huyết đói, đường huyết sau 1 giờ uống 75g glucose, sau 2 giờ uống 75g glucose lần lượt là 92 mg/dl, 180 mg/dl và 153 mg/dl.

Làm gì tiếp theo khi bạn bị đái tháo đường thai kỳ?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để họ tư vấn chế độ ăn, vận động thích hợp cho tình hình bệnh lý của từng thai phụ. Đa phần khoảng 90% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc điều chỉnh ăn uống và tăng cường vận động, chỉ một số ít thai phụ cần sử dụng thêm thuốc insulin. Dù điều trị bằng phác đồ nào, bạn cũng nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, phụ sản để được theo dõi sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về xét nghiệm đường huyết trong lúc mang thai và đừng quên thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng phụ của insulin

(15)
Bạn có thể chưa từng lo lắng về tác dụng phụ của insulin khi sử dụng nó để kiểm soát bệnh tiểu đường và mức đường trong máu. Với tên gọi có vẻ ... [xem thêm]

Đứt gân gót chân

(58)
Định nghĩaĐứt gân gót chân là bệnh gì? Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày

(63)
Viêm họng do trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp ở không ít người. Thế nhưng, đây lại là triệu chứng khó nhận biết do thường bị ... [xem thêm]

Cho con chơi một mình rất quan trọng với trẻ

(14)
Cho bé chơi với bạn từ những ngày còn thơ ấu sẽ mang đến cho con không chỉ niềm vui mà còn hỗ trợ phát triển lâu dài các kỹ năng cơ bản và cần thiết. ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(20)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về phẫu thuật thay đổi màu mắt

(92)
Một số người muốn thay đổi màu mắt đến mức họ đã thử đủ mọi cách, thậm chí trải qua những cuộc phẫu thuật nguy hiểm để có được màu mắt như ... [xem thêm]

Cách làm nem chua ngon như đặc sản

(99)
Nem chua là một món ăn khai vị đặc biệt và rất phổ biến trong các bữa tiệc của người Việt. Nhiều người yêu thích món ăn này, nhất là nam giới. Cách làm ... [xem thêm]

“Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?

(78)
Mọi người thường quan niệm ngày “đèn đỏ” của phụ nữ thường rất “bẩn”. Đó là 1 quan niệm sai lầm, vì máu kinh nguyệt thực chất là sạch sẽ, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN