U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Giới thiệu

(4.25) - 47 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung – Phan Thị Thu Hiền – Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bao gồm:

  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Túi mật và ống dẫn mật
  • Gan
  • Tụy
  • Ruột non
  • Đại tràng
  • Trực tràng
  • Hậu môn
  • Lớp phúc mạc

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa đồ ăn thức uống và đào thải chất cặn bã. Thức ăn khi bạn nuốt vào sẽ qua thực quản (là một ống được tạo thành từ cơ) và vào dạ dày. Tại dạ dày, các cơ thành dạ dày giúp nhào trộn nghiền nát thức ăn và tiết dịch dạ dày giúp tiêu hoá thức ăn. Thức ăn đi xuống ruột non tiếp tục được tiêu hóa trước khi xuống ruột già. Ruột già giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, bao gồm đại tràng và trực tràng. Đại tràng là phần đầu của ruột già, dài khoảng 1,5-1,8m. Trực tràng là 15cm cuối cùng của ruột già và kết thúc là hậu môn.

Về bệnh u mô đệm đường tiêu hóa (GIST)

Một khối u hình thành khi những tế bào khỏe mạnh thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối thì được gọi là u.

U có thể là u lành tính hoặc u ác tính:

  • U ác tính là u có khả năng phát triển và di căn đến những phần khác của cơ thể
  • U lành tính là u có thể phát triển nhưng không di căn. Khối u đó có thể hình thành ở bất kì vị trí nào trong đường tiêu hóa.

Có nhiều loại u khác nhau thuộc đường tiêu hoá, bao gồm u mô đệm đường tiêu hóa (GIST).

GIST khác với những loại u đường tiêu hóa phổ biến hơn (như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng) ở mô tế bào nơi khối u hình thành. GISTs thuộc nhóm ung thư gọi là sarcoma mô mềm.

Sarcoma mô mềm phát triển ở các mô đệm và mô liên kết của cơ thể. Các tế bào sarcoma trông giống như những tế bào liên kết cơ thể bao gồm: tế bào mỡ, cơ, thần kinh, gân, khớp, mạch máu, mạch bạch huyết.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng GIST khởi phát từ những tế bào “điều nhịp” được tìm thấy trên thành của ống tiêu hóa. Các tế bào này còn được gọi là tế bào kẽ Cajal (ICCs) có chức năng gửi tín hiệu đến ống tiêu hóa để vận chuyển dịch và thức ăn.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

HBU – Ứng dụng Hỗ trợ Bệnh nhân Ung thư

(22)
HBU – Người bạn đồng hành của bệnh nhân ung thư Tải apps tại đây: Hệ điều hành iOS. Bấm vào đây để tải QR code Hệ điều hành Android Bấm vào đây ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ nam mắc ung thư

(14)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Trở thành người không có con

(59)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Sau khi điều trị ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(59)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì? Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền ... [xem thêm]

Giảm thính lực trong ung thư

(11)
Giảm thính lực (giảm khả năng nghe) là tác dụng phụ có thể gặp ở một số bệnh ung thư trẻ em hoặc của một số phương pháp điều trị ung thư. Một số ... [xem thêm]

Theo dõi và ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

(27)
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ mà cơ thể sử ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Đưa ra quyết định

(23)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Trao đổi về khả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN