Rung lắc con, tưởng là đùa lại gây nguy hiểm

(4.45) - 95 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?

Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do va chạm, chấn thương sọ não gây ra do sang chấn hoặc hội chứng rung Whiplash – là một chấn thương nghiêm trọng cho não do rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.

Hội chứng rung lắc ở trẻ làm phá hủy các tế bào não và cản trở não nhận đủ oxy. Hội chứng rung lắc là một hình thức lạm dụng trẻ em có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

Hội chứng rung lắc ở trẻ có thể phòng ngừa được.

Mức độ phổ biến của hội chứng rung lắc ở trẻ

Hội chứng rung lắc phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, nhưng có thể ảnh hưởng trẻ đến 5 tuổi. Hầu hết các trường hợp hội chứng rung lắc xảy ra ở những trẻ được 6-8 tuần tuổi, đó là khi trẻ có xu hướng khóc nhiều nhất. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng rung lắc ở trẻ là:

  • Khó chịu hay cáu gắt cực độ
  • Khó giữ tỉnh táo
  • Các vấn đề thở
  • Ăn kém
  • Ói mửa
  • Da tái hoặc da xanh nhạt
  • Co giật
  • Liệt
  • Hôn mê

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chấn thương thể chất trên cơ thể bên ngoài của trẻ. Đôi khi, trẻ có khuôn mặt thâm tím. Các chấn thương có thể không được nhìn thấy ngay lập tức bao gồm chảy máu trong não và mắt, tổn thương tủy sống và gãy xương sườn, xương sọ, xương chân và các xương khác. Nhiều trẻ em bị hội chứng này có các dấu hiệu và triệu chứng bị lạm dụng từ trước.

Trong những trường hợp nhẹ của hội chứng rung lắc ở trẻ, trẻ có thể biểu hiện bình thường sau khi bị sang chấn mạnh, nhưng theo thời gian người đó có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe hoặc hành vi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu bạn nghi ngờ con mình bị thương do rung lắc dữ dội. Liên lạc với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Cấp cứu kịp thời có thể cứu mạng sống của trẻ hoặc ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ?

Hội chứng rung lắc trẻ xảy ra khi một người nào đó rung lắc trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi. Người lớn có thể lắc trẻ sơ sinh rất mạnh do thất vọng hay giận dữ, thường vì trẻ không ngừng khóc, điều này có thể làm tổn thương bộ não của trẻ.

Các cơ cổ của trẻ còn yếu và thường gặp khó khăn trong việc hỗ trợ đầu. Khi trẻ bị lắc mạnh, đầu của trẻ di chuyển không kiểm soát được. Sự chuyển động dữ dội liên tục làm não va đập bên trong hộp sọ, gây bầm tím, sưng và chảy máu.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rung lắc ở trẻ?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hội chứng rung lắc ở trẻ như:

  • Những kỳ vọng không thực tế với trẻ sơ sinh
  • Cha mẹ quá trẻ
  • Căng thẳng
  • Bạo lực gia đình
  • Rượu hoặc lạm dụng thuốc
  • Hoàn cảnh gia đình không ổn định
  • Trầm cảm
  • Có lịch sử bị ngược đãi khi còn nhỏ

Ngoài ra, nam giới có nhiều khả năng gây ra hội chứng này hơn nữ giới.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng rung lắc ở trẻ?

Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm kiếm 3 tình trạng thường chỉ ra hội chứng rung lắc ở trẻ. Đó là:

Bác sĩ sẽ yêu cầu một loạt các xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương não giúp xác nhận chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

Trước khi xác nhận hội chứng rung lắc ở trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Một số triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ tương tự có trong các tình trạng khác. Chúng bao gồm các rối loạn chảy máu và các rối loạn di truyền nhất định như bệnh xương dễ gãy. Các xét nghiệm máu sẽ xác định có hay không các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ?

Một số trẻ ngừng thở sau khi bị rung lắc mạnh. Nếu điều này xảy ra, việc hô hấp nhân tạo có thể giữ bé thở trong khi bạn chờ xe cấp cứu đến.

Các bước thực hiện hô hấp nhân tạo:

Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn mửa sau khi bị rung lắc. Để ngăn chặn nghẹt thở, bạn nhẹ nhàng cuộn trẻ nằm về một phía. Bạn hãy chắc chắn cuộn toàn bộ cơ thể trẻ cùng một lúc. Nếu có chấn thương tủy sống, phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ tổn thương thêm cho cột sống. Không đỡ trẻ dậy và không cho trẻ ăn hoặc uống nước.

Không có thuốc để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được yêu cầu để điều trị chảy máu trong não. Điều này có thể liên quan đến đặt shunt hoặc một ống mỏng để giảm bớt áp lực hoặc dẫn lưu lượng máu dư thừa và chất lỏng. Phẫu thuật mắt cũng có thể cần thiết để loại bỏ máu trước khi nó ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng rung lắc ở trẻ?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Để bạn không phải lo nghĩ về chứng ợ nóng khi ngủ

(74)
Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Dạy con nên người từ những bài học đạo đức qua 4 bước đơn giản

(97)
Dạy con nên người luôn là trăn trở và trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Với 4 bước sau, bạn sẽ tìm ra cách để dạy trẻ những bài học đạo lý hiệu quả ... [xem thêm]

8 cách hâm nóng tình cảm với vợ những lúc nàng mệt mỏi

(96)
Người phụ nữ mà bạn yêu thương sẽ có những lúc cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì gia đình và con cái, do đó bạn nên biết cách hâm nóng tình cảm với vợ ... [xem thêm]

Trẻ tập đi bị căng thẳng, bạn tin không?

(35)
Tuy trẻ tập đi bị căng thẳng nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là vấn đề khá phổ biến hiện nay khi các con có biểu hiện không bình thường.Tuổi tập đi là ... [xem thêm]

Bật mí 7 tác dụng thú vị của tinh dầu xá xị

(72)
Tinh dầu xá xị được chiết xuất từ nhựa cây. Loại dầu này khá được yêu thích trong liệu pháp mùi hương nhờ vào khả năng giảm stressBạn đã bao giờ nghe ... [xem thêm]

Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

(11)
Cao huyết áp sau phẫu thuật là một biến chứng xảy ra khá thường xuyên ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử tăng huyết áp.Tất cả các ca ... [xem thêm]

Bạn biết gì về xét nghiệm double test cho mẹ bầu?

(54)
Tìm hiểu chungXét nghiệm double test là gì?Xét nghiệm double test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh có mục tiêu xác định bất kỳ bất thường nào ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN