Thai nhi 30 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.96) - 31 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước bằng cỡ trái dưa hấu nhỏ, nặng khoảng 1,3kg và dài khoảng 40 cm tính từ đầu đến gót chân. Thai nhi vào tuần thứ 30 sẽ tiếp tục tăng thêm cân. Chất béo dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh ra sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Để có thể hô hấp, bé sẽ bắt chước động tác thở bằng cách di chuyển cơ hoành. Bé thậm chí có thể nấc, mẹ cảm thấy được điều này bởi nó sẽ tạo nên sự co giật nhịp nhàng trong tử cung của mẹ.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 30

Mang thai 30 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai đến tuần thứ 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi. Có hai nguyên nhân khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Thứ nhất, mẹ đang tăng cân và cân nặng của mẹ lúc này tập trung hầu hết ở bụng. Thứ hai, hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng, dẫn đến cơ thể mẹ khó giữ thăng bằng hơn. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Một trong những dấu hiệu hết sức phổ biến ở phụ nữ mang thai là tâm trạng biến đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi vào tuần 30 cùng những biến chứng gây khó chịu của thai kỳ có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở cũng như những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không sẽ khiến mẹ cảm thấy bất an hơn. Đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hết sức bình thường của thai kỳ. Nhưng nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở của mẹ xảy ra thường xuyên.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đây có thể là lần cuối cùng mẹ thực hiện kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu từ tháng sau, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé: khi nào bé cử động và nằm yên. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung người mẹ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 30

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Cảm giác hụt hơi hay khó thở có thể khiến mẹ khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến bé con 30 tuần trong bụng mẹ. Bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết thông qua nhau thai.

Mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

(65)
Tác dụng của vỏ quế trong việc giảm đường huyết vẫn đang còn là một vấn đề gây tranh cãi, nhưng một số nghiên cứu cho thấy vỏ quế có ... [xem thêm]

Thời gian ngủ cho trẻ bao nhiêu là đủ?

(94)
Tùy theo độ tuổi, thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự ... [xem thêm]

8 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn hạt sen trong thai kỳ

(84)
Hạt sen không chỉ là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai… Vì ... [xem thêm]

6 nguyên nhân mất trí nhớ nhiều người thường mắc phải

(40)
Nguyên nhân mất trí nhớ có thể đến từ yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, nhiều nguyên nhân có thể kiểm soát được ngay từ khi còn trẻ.Chứng mất ... [xem thêm]

Thai nhi 6 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(14)
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổiThai nhi tuần 6 phát triển như thế nào?Thai nhi 6 tuần tuổi, lúc này bé đã có kích thước cỡ hạt đậu và dài khoảng ... [xem thêm]

Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

(20)
Bệnh sùi mào gà có chữa được không? Đây là thắc mắc mà nhiều người bệnh vẫn thường quan tâm. Thực tế, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh như ... [xem thêm]

Tìm hiểu chi tiết về chứng ợ nóng

(30)
Hiện nay, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở các mẹ bầu ngày càng phổ biến. Mẹ thường có dấu hiện khó chịu trong người, cảm giác nóng rát ở thượng vị ... [xem thêm]

Bế tinh azoospermia: Khi số lượng tinh trùng bằng “không”

(24)
Bế tinh azoospermia là tình trạng không có tinh trùng hiện diện khi các quý ông xuất tinh. Tình trạng này không nhiều nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN