Thai nhi 13 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4.16) - 70 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng một quả đậu Hà Lan với chiều dài khoảng 7 cm tính từ đầu đến chân và nặng gần 30g.

Khi tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ bắt đầu, nhau thai của mẹ đã phát triển và đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và xử lý chất thải cho bé. Nhau thai cũng sản xuất các hormone progesterone và estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bây giờ, mí mắt của bé đã có thể khép lại để bảo vệ mắt. Bé cũng có thể đặt ngón tay cái vào miệng mình trong tuần này, mặc dù các cơ để mút vẫn chưa hoàn toàn phát triển.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 13

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tại buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ có thể kê toa cho mẹ dùng vitamin bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ tuần thứ 13. Theo đó, việc dùng thực phẩm chức năng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo bé con trong bụng mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như axit folic, kẽm, sắt và canxi rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhằm xác định được cách tốt nhất để uống vitamin, chẳng hạn như uống trong khi ăn hoặc uống kèm một loại đồ uống nào đó hay không.

Thai nhi 13 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý những gì?

Hãy ghi nhớ các mẹo sau khi tập thể dục trong khi mang thai dù cho mẹ đã, đang tiếp tục hoặc mới bắt đầu tập thể dục:

  • Giữ cường độ luyện tập ở một mức độ mà mẹ có thể nói chuyện mà không cảm thấy hụt hơi.
  • Giảm cường độ tập thể dục hay nghỉ ngơi nếu mẹ bắt đầu cảm thấy hụt hơi, kiệt sức hoặc chóng mặt.
  • Thay đổi thói quen tập thể dục khi việc mang thai tiến triển. Hãy nhớ rằng bé sẽ tăng thêm trọng lượng cho cơ thể mẹ. Vì vậy việc mang thai sẽ giống như mẹ đang mang theo một chiếc ba lô và chiếc ba lô ấy sẽ ngày càng nặng hơn sau mỗi tuần.
  • Hãy chú ý tới những thay đổi trong cơ thể của mẹ khi mang thai đến tuần thứ 13. Ngoài ra, mẹ cũng cần thảo luận về thói quen tập thể dục với bác sĩ nếu mẹ bị bất cứ cảm giác khó chịu, đau đớn hay kiệt sức nghiêm trọng nào.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 13 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khó thở nhẹ có thể chỉ làm cho mẹ cảm thấy khó chịu và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho bé vào tuần mang thai thứ 13. Nhưng nếu mẹ thở rất khó khăn, môi hoặc ngón tay mẹ dường như chuyển màu hơi xanh hoặc mẹ bị đau ngực và mạch nhanh bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sau:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
  • Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
  • Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
  • Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ hãy lên một danh sách câu hỏi trước ngày khám nhé.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 13

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Tập thể dục

Khi nhịp tim của mẹ đạt trên 140 nhịp mỗi phút trong khi tập thể dục, mẹ hẳn sẽ lo sợ mình bị đang gặp vấn đề nào đó. Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục trước khi sinh được an toàn và hiệu quả là hãy lắng nghe theo phản ứng của cơ thể mẹ. Nhịp tim của mẹ sẽ phản ứng rất khác nhau khi tập thể dục, vì vậy thay vì theo dõi nhịp tim, hãy sử dụng những cách đánh giá khách quan và chính xác hơn. Mục đích của việc này là giữ cho cường độ tập luyện của mẹ trong một phạm vi vừa phải nhưng vẫn phải phần nào thách thức sức chịu đựng của cơ thể. Nói một cách đơn giản, hãy luyện tập sao cho mẹ không bị hụt hơi tới mức không thể nói chuyện. Nếu mẹ đang cảm thấy hụt hơi, đó là tín hiệu để mẹ giảm cường độ tập luyện và nghỉ ngơi. Một lợi ích tuyệt vời của việc sử dụng phương pháp này là nó cho phép phụ nữ ở mọi cân nặng có thể luyện tập trong một mức độ an toàn mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

2. Caffeine

Đừng nên ăn quá nhiều sô-cô-la nếu mẹ không muốn hấp thu quá nhiều caffeine. Tuy không có bằng chứng nào xác định được lượng caffeine chính xác sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trong thai kỳ, nhất là tuần thứ 13, nhưng tốt nhất mẹ hãy hạn chế càng nhiều càng tốt. Một lý do khác khiến mẹ nên tránh xa sô-cô-la là loại thực phẩm này có thể giành chỗ của các loại thực phẩm lành mạnh khác, cung cấp quá nhiều calo cho mẹ và dẫn đến tăng cân quá mức.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

7 điều cần biết khi lựa chọn tái tạo bề mặt da

(76)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường

(17)
Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe

(80)
Hộp đựng thức ăn là một vật dụng không thể thiếu khi bạn mang cơm trưa theo ăn khi đi học, đi làm hay đi picnic. Các hộp này ảnh hưởng trực tiếp tới ... [xem thêm]

Da khô ở bàn chân, chỉ cần biết cách chăm sẽ đỡ!

(45)
Bạn thường bị nứt nẻ vì da khô ở bàn chân? Đã đến lúc bạn tìm cách phục hồi lại làn da mềm mại cho đôi chân ngọc ngà rồi đấy!Da khô, sần sùi ... [xem thêm]

Nhận biết đau đầu do viêm xoang và cách giảm nhẹ

(56)
Khi xoang bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất nhầy không thoát ra ngoài được và làm tăng áp lực ra xung quanh. Khi đó, người bệnh có thể cảm ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò

(24)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Gợi ý 30 bài tập thể dục khỏe đẹp trong vòng 30 ngày

(87)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN