10 cách giúp bạn rèn luyện tư duy logic hiệu quả

(4.21) - 69 đánh giá

Khi có tư duy logic, bạn sẽ dễ dàng học hỏi cái mới, đạt được mục tiêu đã đề ra hay chiếm được niềm tin của người khác. Suy nghĩ logic mạch lạc cũng là một kỹ năng cần thiết để bạn sắp xếp cuộc sống suôn sẻ và thuận lợi hơn đấy.

Bên cạnh việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc để tránh căng thẳng quá mức, bạn cũng cần rèn luyện tư duy logic để sống có kế hoạch và năng suất hơn. Hơn nữa, những suy nghĩ logic đầy lý tính sẽ giúp bạn hạn chế được những tổn thương về mặt cảm xúc. Vậy bạn đã biết cách rèn luyện tư duy logic cho mình chưa?

1. Rèn luyện tư duy logic bằng cách đọc sách

Bạn có thấy mình luôn phải động não khi đọc những vụ án của thám tử Sherlock Holmes hay theo dõi cuộc phiêu lưu của giáo sư Langdon trong truyện của Dan Brown? Qua một thời gian “tập thể dục”, não của bạn sẽ trở nên sắc sảo và nhạy bén hơn trước các tình huống khó khăn. Hơn nữa, bạn cũng sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều từ cách suy luận sắc sảo và chặt chẽ của những nhân vật trong sách đấy.

2. Rèn luyện tư duy logic bằng các trò chơi

Bạn sẽ mài dũa được khả năng tư duy của mình bằng một số trò chơi như giải ô chữ hay sudoku. Khi chơi giải ô chữ, bạn không những phải tìm hiểu những kiến thức cần thiết để trả lời bảng câu hỏi mà còn phải tìm cách tư duy để câu trả lời vừa khít vào từng hàng và từng cột. Bạn có thể trẻ hóa não 10 tuổi với trò chơi sudoku vì trò này cần nhiều khả năng phân tích và tính toán.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm những câu đố giúp tăng cường khả năng tư duy thú vị để giải mỗi ngày. Dù có trả lời đúng hay không, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội tư duy vận động não bộ. Những trò chơi này là “bài tập thể dục cho não” giúp bạn suy nghĩ logic hiệu quả hơn.

3. Rèn luyện tư duy logic bằng cách tập thể dục

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các vận động thể chất sẽ giúp bạn có trí nhớ và khả năng suy luận tốt hơn. Theo trang Harvard Health Publishing, việc tập thể dục sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm viêm và kích thích giải phóng các chất có lợi cho tế bào não.

Bạn không cần dành cả tiếng để tập gym mà chỉ cần đi bộ hoặc chạy bộ trong 20 phút là đã rèn luyện được cho cả cơ thể và trí não khỏe mạnh. Bạn cũng có thể tranh thủ đi thang bộ lên văn phòng công ty mỗi ngày để tận dụng thời gian nhằm tăng thời gian tập thể dục vận động.

4. Rèn luyện tư duy logic bằng nhạc cổ điển

Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thói quen nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bạn phát triển khả năng trí tuệ rất tốt. Bên cạnh đó, nhạc cổ điển cũng làm bạn giảm thiểu căng thẳng và thư giãn tinh thần tốt hơn. Bạn có thể thử nghe các bản giao hưởng của Beethoven hay những bài nhạc của Johann Sebastian Bach.

5. Rèn luyện tư duy logic qua mối quan hệ xã hội

Bạn nên rèn luyện bộ não của mình bằng cách trò chuyện trực tiếp với bạn bè xung quanh. Các mối quan hệ xã hội lành mạnh rất quan trọng để giúp bạn có tư duy mạch lạc. Khi trò chuyện với mọi người, bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức mới cũng như có thêm nhiều góc nhìn để suy xét các vấn đề.

6. Rèn luyện tư duy logic bằng cách tranh luận

Những cuộc tranh luận văn minh không hề gây bất đồng mà còn giúp bạn duy trì sức khỏe não bộ. Khi tranh luận, bạn phải suy nghĩ để tìm ra luận điểm mới, phân tích lý lẽ của đối thủ và ghi nhớ mọi bằng chứng họ đưa ra. Vậy nên, bạn đừng ngại ngồi xuống nói chuyện với bạn bè nếu cả hai không đồng tình về một vấn đề nào đó.

Nếu không muốn tranh luận với người khác, bạn có thể tự tranh luận với chính mình bằng cách viết ra giấy. Bạn hãy chọn bất cứ chủ đề nào mình thích như giáo dục, triết học, nuôi dạy con… Ví dụ, nếu đang phân vân về đề tài “Mình có nên ra ở riêng để tự do hơn?”, bạn hãy tự nghĩ ra 5 lý do mình nên dọn ra ngoài và 5 lý do mình nên ở với ba mẹ rồi viết ra giấy, sau đó đánh giá lợi – hại của từng mặt.

7. Rèn luyện tư duy logic bằng cách sáng tạo

Bạn có còn nhớ cách mình say mê vẽ tranh nguệch ngoạc hay xây nhà lego khi còn nhỏ như thế nào không? Thật ra, đây là những hoạt động giúp bạn rèn luyện sức mạnh não bộ rất tốt đấy. Vậy nên, nếu muốn rèn luyện cách suy nghĩ logic, bạn nên bắt đầu sáng tạo nghệ thuật bằng cách vẽ tranh, viết truyện, sáng tác nhạc… Hãy thỏa sức sáng tạo những gì bạn thích chứ đừng lo lắng vì bất kỳ đánh giá nào của người khác nhé.

8. Rèn luyện tư duy logic bằng cách viết tay

Bút và giấy không còn thông dụng khi giờ đây bạn có thể ghi chú và nhắn tin qua điện thoại hay laptop. Thế nhưng, bạn cần nhận rõ một điều rằng những thiết bị thông minh này cũng sẽ khiến bạn mất đi cơ hội rèn luyện tư duy logic. Việc ghi chép bằng tay sẽ làm tăng khả năng học hỏi cái mới cũng như sức tập trung, những khả năng giúp bạn tư duy sắc sảo hơn mỗi ngày.

9. Rèn luyện tư duy logic bằng ngôn ngữ mới

Dù ở bất cứ độ tuổi nào, bạn cũng hoàn toàn có đủ khả năng để học một ngôn ngữ mới nhằm tăng cường chức năng não bộ. Theo các nghiên cứu, những người học ngôn ngữ mới có tăng khả năng tập trung rất tốt. Bạn chỉ cần dành khoảng 1 giờ/tuần để học từ vựng hay cấu trúc câu mới của ngôn ngữ mình thích là đã đủ để có cách suy nghĩ logic hơn.

10. Rèn luyện tư duy logic bằng cách học toán

Học toán không có nghĩa là bạn phải làm bài kiểm tra số học hay hình học như thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn cũng không cần giải những bài khó trong sách toán nâng cao quá phức tạp. Thay vào đó, bạn chỉ cần tận dụng cơ hội để tính nhẩm khi đi mua sắm, đi chợ, nhận lương, trả tiền ăn… Đây là cách tập thể dục cho não rất hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đâu đấy.

Nếu kiên trì rèn luyện, bạn sẽ dần có tư duy logic và suy nghĩ sắc sảo hơn dù vẽ chưa xuất sắc, tính nhẩm còn chậm hay chưa sử dụng ngôn ngữ mới thành thạo. Lối suy nghĩ mạch lạc sẽ giúp bạn sắp xếp cuộc sống có kế hoạch hơn, làm việc hiệu quả hơn và không còn dễ dàng bị tổn thương cảm xúc nữa.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sex 1 lần/ tuần làm vợ chồng bạn hạnh phúc nhất

(49)
Không chỉ những cặp đôi mới cưới mà cả những cặp đôi đã kết hôn lâu năm băn khoăn về tần suất “giữ lửa yêu”. Trong nhiều thập kỉ, những cuốn ... [xem thêm]

Viêm khớp cùng chậu: Nên và không nên tập các động tác nào?

(65)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh gout: Những dấu hiệu nhận biết bệnh

(76)
Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.Tổng ... [xem thêm]

Nổi mề đay kiêng gì? Thắc mắc đã có giải đáp!

(99)
Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị nổi ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu

(26)
Tham khảo các bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu giúp bạn có một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ.Ngay trong tam cá ... [xem thêm]

Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

(72)
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dạng của bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm ... [xem thêm]

6 lý do tại sao mẹ bầu nên ăn bưởi mỗi ngày

(32)
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn bưởi có tốt không?Trái cây là thành phần ... [xem thêm]

Bật mí vấn đề suy tuyến thượng thận có chữa được không

(81)
Vấn đề suy tuyến thượng thận có chữa khỏi được không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, khi mà căn bệnh này đang dần có xu hướng phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN