Thai ngôi mông: mẹ bầu cần biết gì?

(3.79) - 34 đánh giá

Thông thường, trẻ trước khi sinh sẽ quay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh), nhưng với thai ngôi mông thì chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra trước.

Trong suốt quá trình mang thai, em bé sẽ thường xuyên chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Đến tuần thứ 36, hầu hết trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thai chưa ở đúng vị trí.

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin về hiện tượng thai ngôi mông cũng như những biện pháo mà mẹ bầu có thể cải thiện để giúp mẹ tròn con vuông.m

Thai ngôi mông là gì?

Thai ngôi mông (sinh ngôi ngược) là hiện tượng chân hoặc mông của thai nhi nằm dưới đáy của tử cung, thay vì phần đầu. Khoảng 3%-4% các trường hợp mang thai sẽ gặp phải thử thách ngôi thai không thuận và gây ra một số vấn đề nhất định trong quá trình sinh nở.

Nguyên nhân gây ra thai ngược

Một số lý do khiến tình trạng thai nhi 36 tuần ngôi mông hoặc thậm chí sau đó nữa gồm:

  • Đa thai
  • Nhau thai tiền đạo
  • Bạn từng sinh non trước đây
  • Tử cung có quá ít hoặc quá nhiều nước ối, khiến thai nhi gặp khó khăn trong việc di chuyển quay đầu
  • Tử cung hình dạng bất thường hoặc có các biến chứng khác, chẳng hạn như u xơ tử cung

Các loại thai ngôi mông (thai ngược) mẹ nên biết

Thai ngôi mông gồm có 3 loại: ngôi mông hoàn toàn, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân

  • Ngôi mông hoàn toàn: mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt bé, hai bàn chân rất gần nhau.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

Bị thai ngôi mông, mẹ bầu nên làm gì?

Bạn có thể được thông báo tình trạng thai khi thực hiện siêu âm từ tuần 18 – 20. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể tiến hành xoay thai. Nếu cuối thai kỳ, trẻ vẫn ở vị trí ngôi mông, bác sĩ sẽ cố xoay thai một lần nữa, nhưng việc này sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng các phương pháp sau:

  • Bạn chống hai tay và đầu gối xuống đất trong tư thế như đang bò, sau đó từ từ di chuyển tiến lên và lùi lại. Việc xương chậu chuyển động có thể khuyến khích bé xoay đầu.
  • Nếu biết bơi, bạn hãy thử đi bơi.
  • Dùng tai nghe có phát nhạc hoặc giọng nói của bạn và đặt phía bụng dưới, điều này có thể làm bé quay đầu về hướng có âm thanh.

Tuy nhiên, bạn lưu ý không phải lúc nào những phương pháp trên cũng hiệu quả. Một số mẹ bầu thường thắc mắc liệu thai ngôi mông có sinh thường được không, câu trả lời dành cho bạn vẫn là có nếu như biện pháp xoay ngôi thai thành công.

Nếu vị trí đầu của thai nhi vẫn không thay đổi, bạn sẽ cần phải sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Nguy cơ thai ngược đối với mẹ bầu và thai nhi

Đối với thai ngôi mông không hoàn toàn (kiểu chân), bạn sẽ có nguy cơ cao bị sa dây rốn (dây rốn rơi vào đường dẫn sinh trước thai nhi). Lúc này, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, làm hạn chế lưu lượng máu đến bé.

Đối với những trường hợp sinh thai ngược hoàn toàn và thai ngược không hoàn toàn (kiểu mông), trẻ vẫn có thể được sinh theo cách thông thường những phải có sự trợ giúp từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp nhất cho mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đậu pinto tốt cho sức khỏe của bạn như thế nào?

(53)
Nếu muốn thay đổi khẩu vị với các loại đậu, hãy thử đậu pinto vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp bạn ngăn ngừa bệnh.Đậu pinto – hay còn gọi là ... [xem thêm]

5 lợi ích sức khỏe khi bạn chia sẻ tâm sự

(70)
Người lắng nghe bạn chia sẻ tâm sự có thể sẽ cầm nắm chiếc chìa khóa giúp bạn gỡ rối tơ lòng. Thay vì cất giữ gánh nặng cho riêng mình, sự mở lòng ... [xem thêm]

Chiến dịch loại bỏ đột quỵ tái phát

(55)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

6 mẹo chăm sóc da khô sần hiệu quả không tốn thời gian

(66)
Da khô có thể do bạn tắm quá nhiều lần, sử dụng sữa tắm, xà phòng tẩy rửa mạnh, sự lão hóa của da hoặc do một tình trạng khác liên quan đến việc sử ... [xem thêm]

Có bao nhiêu xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu tán huyết?

(22)
Nhiều xét nghiệm khác nhau được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu tán huyết. Các xét nghiệm này có vai trò trong việc giúp xác định chẩn đoán, tìm nguyên ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

(78)
Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này? Nếu ... [xem thêm]

Làm thế nào giúp bạn đời chống chọi với cơn đau lưng?

(16)
Vợ hoặc chồng bạn phải chịu đựng đau lưng? Đừng quá lo lắng, đau lưng là loại đau phổ biến nhất. Tất cả chúng ta đều bị đau lưng ít nhất một lần ... [xem thêm]

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa

(29)
Công dụng của vỏ quýt khá đa dạng, chẳng hạn như khử mùi hôi, giải cảm, hỗ trợ giảm cân hoặc đẩy lùi tình trạng cảm lạnh, sổ mũi.Quýt là loại trái ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN